1.3.1 .Vị trí, vai trị của trường Tiểu học
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý GDKNScho HS trường
2.4.1. Đội ngũ cán bộ quản lý
Trong những năm vừa qua, nhà trường đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý. Đội ngũ quản lý có tuổi đời từ 32 đến 46.
Về trình độ chuyên mơn: CBQL có trình độ chun mơn trên chuẩn 100%. Đây là điều kiện thuận lợi cho cơng tác chỉ đạo nói chung và chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh nói riêng.
Về trình độ quản lý: 2 đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ học qua lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng mà chưa hề có bằng nào khác. Hiện có 1 đồng chí đang học và 1 đồng chí chuẩn bị đi học Cao học quản lý . Các đồng chí tổ trưởng chun mơn đều qua Bồi dưỡng lớp tổ trưởng CM và có chứng chỉ. Như vậy, CBQL đã ý thức được việc học tập nâng cao nghiệp vụ, song chưa đồng đều. Cần phải có những hình thức khuyến khích để các đồng chí này tiếp tục học tập nâng cao trình độ quản lý của mình.
Về độ tuổi: CBQL có độ tuổi trung bình là 40, số lượng CBQL trẻ dưới 35 tuổi khơng có. Điều này cho thấy CBQL giáo dục của trường Tiểu học Đồng Tâm đang vào độ tuổi chín về mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh nghiệm trong giảng dạy, xử lý tình huống giáo dục. Song, đồng chí Phó Hiệu trưởng và các đồng chí Tổ trưởng chun mơn đa số là giáo viên lâu năm ở trường Đồng Tâm nên dễ dẫn đến tình trạng chủ quan, quản lý theo kinh nghiệm, ngại đổi mới tư duy, thiếu tính sáng tạo, chưa mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức các hoạt động giáo dục KNS. Có người do điều kiện kinh tế của trường, của người dân địa phương hạn chế nên ít tổ chức những buổi tham quan, dã ngoại cho học sinh.
2.4.2. Đội ngũ giáo viên:
Khảo sát tương tự với các GVCN cho thấy GVCN ở trường TH Đồng Tâm là các giáo viên vững vàng về chuyên môn (100% đạt chuẩn trong đó
91,4% có trình độ trên chuẩn). Cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chun mơn cho đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ cán bộ, giáo viên được xếp loại khá và xuất sắc chiếm trên 80%. Đội ngũ GV căn bản đáp ứng được yêu cầu cơng tác và có chất lượng. Tỉ lệ giáo viên trẻ cao (chiếm 2/3 trên tổng số giáo viên), nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm với cơng việc. Nhiều GV trẻ, năng động sáng tạo đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng CNTT. Đây là điều kiện thuận lợi khi thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm trên, đội ngũ GV ở trường Tiểu học Đồng Tâm,quận Hai Bà Trưng cịn có những hạn chế sau: Những GV trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, nhiều GV trẻ có con nhỏ nên thời gian dành cho cơng việc cịn hạn chế, khả năng ứng dụng CNTT chưa đồng đều. Một số giáo viên cao tuổi, ngại tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, các phong trào thi đua, ít sáng tạo và linh hoạt trong các hoạt động GDKNS cho học sinh. Một số ít giáo viên tuổi đời và tuổi nghề còn quá trẻ, chưa tạo được uy tín đối với lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh và học sinh.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định nguồn nhân lực trong trường TH Đồng Tâm có đủ điều kiện để chăm lo và giáo dục học sinh. Tuy nhiên vẫn cịn một số thầy cơ giáo dạy tốt song chưa thực sự quan tâm đến công tác GDKNScho học sinh. Họ chỉ tập trung vào bài giảng mà chưa chú ý tích hợp việc GDKNS thơng qua các bài học trên lớp, chưa nhiệt tình với các phong trào và hoạt động ngoại khoá với học sinh của nhà trường. Một số GV chuyên biệt coi việc GDKNS cho học sinh là trách nhiệm của Ban giám hiệu, tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm. Họ đứng ngoài cuộc, kêu ca về sự xuống cấp đạo đức của xã hội, của học trị mà qn đi vai trị, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó một số người có quan điểm phân biệt mơn chính, mơn phụ, khơng quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Cho dù đây chỉ là những biểu hiện hãn hữu, ít khi xảy ra song cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác GDKNS cho học sinh.
2.4.3. Yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương
Trong những năm gần đây, tốc độ thương mại hóa ở quận Hai Bà Trưng nói chung và Phường Đồng Tâm nói riêng, phát triển khá mạnh mẽ. Các khu chung cư cao tầng, trung tâm thương mại mới mọc lên thay thế những chợ cóc, chợ xanh. Diện mạo kinh tế xã hội quận Hai Bà Trưng có nhiều khởi sắc song đây cũng chính là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến GDKNS cho học sinh. Một bộ phận người dân được tiền đền bù khi của các dự án, có tiền người dân xây dựng, sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc, song nghề nghiệp khơng có, tệ rượu chè, cờ bạc là kết quả của sự lêu lổng. Một số người dân ngoại tỉnh, khó khăn, ngồi thời gian mùa vụ, đến sinh sống trên địa bàn để tìm kiếm cơ hội mưu sinh, hoặc đến để chữa bệnh,... nên gia đình, con cái không được quan tâm. Một bộ phận khác là dân lao động, tối ngày bận rộn, vất vả nên cũng khơng có thời gian để quan tâm đến con cái… Sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội tác động đến cách nghĩ, thái độ và hành vi của tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
2.4.4. Sự quản lý GD của cha mẹ học sinh
Yếu tố gia đình là yếu tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc GDKNS cho học sinh. Cuộc sống của người dân được nâng cao, kinh tế gia đình phát triển nên các em được chiều chuộng hơn dẫn đến việc ỷ lại vào bố mẹ. Có những phụ huynh quá chăm chút cho con em mình khiến các em thụ động, ích kỉ, lười lao động. Từ những việc nhỏ nhất như chuẩn bị quần áo, sách vở khi ở nhà , rồi đến trường, bố(mẹ) mang cặp xách vào tận cửa lớp cho con. Một số khác thì lại bỏ mặc con cái, để các em tự do, khi các em được tiếp xúc với cuộc sống năng động, đơi khi xơ bồ mà chưa có đủ khả năng để sàng lọc cái được, cái mất nên các em dễ mắc phải sai lầm. Thậm chí có gia đình cũng coi nhẹ chuyện học hành, chuyện rèn luyện kỹ năng cho con em, hoặc không quan tâm đến cuộc sống riêng với rất nhiều thắc mắc của lứa tuổi mới lớn. Sự thái quá hay sự thờ ơ của gia đình, nề nếp của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, phong cách sống và đạo đức của các em.
Nói chung, các đồn thể, cá nhân trong nhà trường đều có tham gia vào bộ máy quản lý giáo dục nói chung, GDKNS nói riêng. Sự chỉ đạo, quản lý của CBQLGD mang tính quyết định, việc tác động trực tiếp, thường xuyên của GVCN mang tính chủ đạo, do vậy cần phải nâng cao trình độ quản lý, bồi dưỡng năng lực, khuyến khích, động viên CBQL, GV và các tổ chức, cá nhân khác nhằm xây dựng bộ máy quản lý vững vàng, tâm huyết đem lại hiệu quả cao trong công tác GDKNS cho học sinh.