1.3.1 .Vị trí, vai trị của trường Tiểu học
3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường
3.2.5. Biện pháp 5
Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về hoạt động GDKNS cho học sinh.
3.2.5.1. Ý nghĩa biện pháp
Hoạt động giáo dục học sinh là trách nhiệm của tồn xã hội, nhà trường đóng vai trị trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngồi nhà trường cùng quan tâm đến cơng tác giáo dục học sinh.
Biện pháp này có mục đích là tạo sự đồng thuận, phối hợp với ban đại điện CMHS và các lực lượng GD khác để họ hiểu, hỗ trợ trong việc tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh, tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD toàn diện HS.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường đẩy mạnh hoạt động GDKNS trong mọi góc độ, sâu sát hơn, trung thực hơn.
- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng tham gia giáo dục KNS cho các em nhằm giúp các em nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện phong cách đẹp, lối sống trong sáng.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để để cùng tham gia giáo dục, rèn luyện các em trong môi trường mở rộng, đặc biệt lưu ý cơng tác phịng chống các tệ nạn xã hội.
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập,.... Từ đó các em dễ hình thành động cơ thúc đẩy việc tu dưỡng đạo đức cũng như chăm chỉ học hành.
3.2.5.3. Cách tiến hành
- Đối với tổ chức Đội TNTP và các đoàn thể trong nhà trường:
+ Phối hợp với Đội TNTP trong tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua. Phát huy tính tích cực năng động sáng tạo của Đội TNTP trong các hoạt động phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
+ Xây dựng quy chế phối hợp của tổ chức Đội TNTP với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
+ Xây dụng kế hoạch phối hợp giữa Đội TNTP - giáo viên chủ nhiệm - ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp bổ ích, góp phần GDKNS cho học sinh đạt được hiệu quả cao.
+ Tổ chức gắn kết các hình thức học trên lớp với các hình thức học thực tế ngoài nhà trường, giúp cho các em được "Học đi đôi với hành", phát triển tư duy theo chiều hướng tích cực và dần dần các em có ý thức tự thích nghi, tự hồn thiện nhân cách của mình.
+ Thành lập ban Tư vấn tâm lý học đường nhằm phối hợp với giáo viên và phụ huynh học sinh tham vấn cho học sinh những hiểu biết về tâm sinh lý ở lứa tuổi tiểu học; hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có vấn đề về tâm lý, bị lệch lạc về kỹ năng sống hoặc bị bức xúc về một vấn đề nào đó mà khơng thể tự giải quyết được. Ban Tư vấn học đường là cầu nối giữa học sinh với gia đình giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với học sinh. Phần nhiều là các em học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật học hịa nhập hoặc các em có biểu hiện trầm cảm, tự kỷ.
- Đối với cha mẹ học sinh:
+ Xây dựng kế hoạch phối hợp với CMHS thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, bàn bạc thống nhất các nội dung phối hợp giữa nhà trường
- gia đình trong cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong năm học.
+ Kết hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia các phong trào, hội thi, tạo sân chơi lành mạnh, phát triển hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thốt ra khỏi khn viên trường học, tạo điều kiện cho giáo viên - học sinh cọ xát với thực tế, tăng tính hiệu quả GDKNS cho học sinh.
+ Tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường - gia đình - xã hội (thành phần là đại diện nhà trường, đại diện chính quyền địa phương, cơng an phường, đại diện cha mẹ học sinh) về thực hiện tốt nề nếp, kỉ cương, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện tốt luật an tồn giao thơng ...
- Đối với các lực lượng giáo dục ngồi xã hội (Chính quyền địa phương, Đoàn TNCS, Hội đồng giáo dục địa phương, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Công an phường,...):
+ Nhà trường liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội để các tổ chức đoàn thể địa phương hỗ trợ nhà trường tìm hiểu, nắm bắt được hồn cảnh gia đình của học sinh sống trên địa bàn. Thơng qua đó, giáo viên cũng nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các em, giúp các em điều chỉnh hành vi và tự tin hơn trong cuộc sống.
+ Chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như: công an giao thông, y tế, hội cựu chiến binh, mặt trận, . . . cùng với nhà trường thực hiện
các chun đề giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe, giáo dục mơi trường, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, tuyên truyền phòng chống tội phạm, . . .
+ Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, bạo hành gia đình; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh.
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, cũng như nâng cao khả năng giao tiếp, rèn
luyện phong cách đẹp, lối sống trong sáng.... Từ đó các em dễ hình thành động cơ thúc đẩy việc tu dưỡng đạo đức cũng như chăm chỉ học hành.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
HT phải xây dựng quy chế phối hợp các hoạt động giữa NT và CMHS, các lực lượng giáo dục một cách rõ ràng. Tránh trường hợp lạm dụng hình thức hỗ trợ vật chất của CMHS vào việc đẩy hoạt động của NT chạy theo bệnh thành tích, đi lệch mục tiêu GD.
Để biện pháp được triển khai hiệu quả cần xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với các đơn vị, tổ chức phối hợp. Người phụ trách công việc phối hợp ở các tổ chức phải năng động, nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
SƠ ĐỒ 3.1. PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Ban giám hiệu
Hội đồng giáo dục Đồn TNCS Hồ Chí Minh Cơng đồn Giáo viên Ban đại diện cha mẹ HS và gia đình Các LL xã hội khác Học sinh ở gia đình Học sinh ở địa phương Các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Học sinh ở nhà trường