Những hình thức GDKNScho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học đồng tâm, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

(Điều tra 133 người :33CBQL, giáo viên và 100 CMHS của trường )

STT HÌNH THỨC GDKNS ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ

SỐ

NGƯỜI % THỨ XẾP

1 Tích hợp qua các bài giảng trong môn đạo

đức 133 100 1

2 Tích hợp qua các bài giảng các bộ môn khác 116 87,2 4

3 Thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên

lớp 84 63,2 5

4 Tổ chức các buổi toạ đàm về những tình huống, những vấn đề liên quan đến KNS của học sinh

29 38,9 6

5 Qua các buổi sinh hoạt tập thể 117 88 3

6 Tổ chức các câu lạc bộ 122 91,4 2

Qua phân tích thực tế và các mẫu phiếu điều tra chúng tôi thấy rằng việc GDKNS cho học sinh chủ yếu thông qua giảng dạy và học tập mơn đạo

đức (100%), hình thức này đứng ở vị trí số 1 cũng là điều dễ hiểu vì mơn Đạo

đức là bộ môn chuyên sâu về GDKNS cho học sinh, từ năm học 2012 – 2013 Sở GD&ĐT Hà Nội đã biên soạn ra tài liệu Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Thủ đô đưa vào thực hiện ở các trường tiểu học (dạy

trong các tiết học ngoại khóa, sinh hoạt lớp 1 tiết/tuần) và tổ chức các cuộc thi chuyên đề GDĐĐ hàng năm nên cả giáo viên và học sinh có nhiều cơ hội quan tâm đến môn học này hơn. Song đi sâu vào tìm hiểu việc giảng dạy và học tập bộ mơn này mới thấy cịn nhiều điều bất cập như: giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho môn học này, việc giảng dạy còn nặng về lý

thuyết, cha mẹ học sinh không coi trọng môn học này chỉ quan tâm chủ yếu đến các mơn Tốn, Tiếng Việt…

Hình thức GDKNS qua các câu lạc bộ đứng ở vị trí số 2 (91.4%). Điều này chứng tỏ nhà trường đã quan tâm hơn đến chất lượng các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, giúp các em tự giác rèn luyện các kỹ năng sống thơng qua các hình thức sinh hoạt mang tính tự nguyện tự giác cho các em.

GDKNS qua các buổi sinh hoạt tập thể ở vị trí số 3.Hoạt động giáo dục

ngồi giờ lên lớp là một hình thức tổ chức và cũng là một trong những con đường giáo dục có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển KNS cho học sinh nhưng lại ít được giáo viên sử dụng vì nhiều nguyên nhân: Do năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên chưa cao, do tâm lí ngại thay đổi, sợ mất nhiều thời gian, công sức cho việc thiết kế, chuẩn bị và tổ chức hoạt động; do CSVC và điều kiện học tập của các nhà trường chưa đáp ứng được (diện tích sân chơi cịn nhỏ, khơng gần các địa điểm vui chơi công cộng, sĩ số học sinh trong lớp đơng, ...).

Cuối cùng là hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua Tổ chức các buổi thảo luận, toạ đàm về những tình huống, những vấn đề liên quan đến KNS của học sinh. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn và đặc

điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học các em chưa chú tâm đến những buổi thảo luận, khả năng chú ý của các em chưa cao, các em khơng hứng thú với những hình thức hoạt động mang tính cứng nhắc gị bó, đi vào khn phép.. Tóm lại nhà trường đã quan tâm đến các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh song chưa sâu sắc, cần có những chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn để các hình thức này được tiến hành thường xuyên và đồng bộ.

*Biện pháp GDKNS cho học sinh TH.

Để tìm hiểu về các biện pháp GDKNS và mức độ thực hiện các biện pháp mà nhà trường thường sử dụng, chúng tôi đặt câu hỏi sau “Nhà trường đã sử dụng những biện pháp nào dưới đây để GDKNS cho học sinh, cho ý

kiến về mức độ thường xuyên sử dụng những biện pháp đó?” Kết quả được thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học đồng tâm, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)