(Điều tra 33 CBQL và giáo viên của trường)
TT Biện pháp GDKNS Mức độ thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL %
1 Tích hợp nội dung GDKNS vào
nội dung các môn học 18 54,5 15 45,5 0 0,0
2 Có hình thức khen thưởng kịp thời và nhắc nhở, phê phán những biểu hiện xấu về KNS.
32 97 1 3 0 0,0
3 Khuyến khích, động viên học sinh
tham gia các câu lạc bộ về KNS 29 87,9 4 12,1 0 0,0
4 Tạo tình huống KNS để học sinh
rèn luyện 25 75,8 73 24,2 0 0,0
5 Phát động các phong trào thi đua 29 87,9 40 12,1 0 0,0
6 Phát huy sự gương mẫu trong đội
ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường
30 90,9 3 9,1 0 0,0
7 Kết hợp giáo dục nhà trường với
giáo dục gia đình và xã hội 24 72,7 9 27,3 0 0,0
Qua bảng 2.7 chúng ta thấy biện pháp “Khen thưởng và nhắc nhở kịp thời với học sinh” được sử dụng nhiều nhất trong các nhà trường (97%). Biện
pháp phát huy sự gương mẫu trong đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường (90,9%) cũng được sử dụng thường xuyên. Những biện pháp này thực
tế cũng có hiệu quả rất tốt trong việc GDKNS cho học sinh. Việc sử dụng những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như trên đã phản ánh thực trạng là các nhà trường đã đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này việc giáo dục nhân cách cho các em phải chú ý đến những hành vi và những biểu hiện KNS tốt được giáo viên thực hiện hàng ngày làm gương cho học sinh.
Qua điều tra thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho các em chúng tôi nhận thấy, các khách thể điều tra phán ánh về biện
pháp kết hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội cũng chưa được
các nhà giáo dục quan tâm đúng mức, mới đứng ở vị trí thứ 6 (72,7%).
Việc thường xuyên tích hợp nội dung GDKNS vào nội dung các mơn học ít được giáo viên thực hiện thường xuyên (54,5%) vì nhiều nguyên nhân:
Do thời gian một tiết học không nhiều (35 đến 40 phút) nên việc phân bổ thời gian cho hoạt động GDKNS trong tiết học gặp nhiều khó khăn; do đa số giáo viên chỉ quan tâm đến việc đảm bảo mục tiêu, kiến thức các mơn học; giáo viên cịn lúng túng về việc lựa chọn nội dung KNS lồng ghép vào hoạt động giáo dục trong các bài học. Như vậy biện pháp này cần được nhà trường nhận thức đánh giá đúng và có biện pháp thực hiện hiệu quả hơn.
Tóm lại, cơng tác GDKNS cho học sinh trường TH Đồng Tâm, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội đã được CBQL nhà trường quan tâm và chỉ đạo nghiêm túc. Đặc biệt từ đầu năm học 2010 - 2011, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa GDKNS vào trong nhà trường, việc GDKNS cho học sinh được tiến hành qua việc truyền đạt các nội dung GDKNS đến với học sinh dưới các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng. Những biện pháp tích cực của nhà trường trong cơng tác GDKNS đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Phần nào giúp các em sống hoà nhập và sống tốt hơn đối với những người xung quanh. Song chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót cịn tồn tại trong cơng tác GDKNS cho thấy công tác GDKNS cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống, cần được tạo điều kiện hơn nữa để phát huy tốt nhất hiệu quả giáo dục của nhà trường.
2.3.2. Thực trạng quản lý GDKNS cho HS trường Tiểu học ĐồngTâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Công tác quản lý GDKNS của CBQL trường TH Đồng Tâm tương đối đồng bộ và đều tay đã góp phần tích cực trong việc GDKNS cho học sinh trong trường. Cơng tác quản lý có tác dụng làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp và mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính
cấp thiết của việc GDKNS cho học sinh. Thơng qua đó, học sinh có hiểu biết về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của đất nước, của Phường Đồng Tâm; có thái độ, hành vi đúng đắn, có sự ủng hộ khá tích cực đối với cơng tác giáo dục, giáo dục đạo đức, quản lý GDKNS cho học sinh; tự giác tham gia các hoạt động tư vấn, quản lý, tổ chức các hoạt động GDKNS, quản lý GDKNS.
Để đạt được những kết quả về chất lượng giáo dục theo mục tiêu đã nêu trong phần 2.1, công tác quản lý GDKNS học sinh TH Đồng Tâm đã và đang thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà trường trong đó có quản lý GDKNS song cũng không tránh khỏi sự quản lý mang tính kinh nghiệm, chủ quan của Hiệu trưởng nhà trường.
2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS trường
Xây dựng kế hoạch hoạt động là một trong những chức năng của quản lý. Việc xây dựng kế hoạch sát hợp và có tính khả thi sẽ làm cho hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Theo khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý thì việc xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh bộc lộ nhiều ưu điểm cũng như một số nhược điểm được thể hiện qua bảng sau: