Biện pháp 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học đồng tâm, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 81 - 84)

1.3.1 .Vị trí, vai trị của trường Tiểu học

3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường

3.2.1. Biện pháp 1

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học.

3.2.1.1. Ý nghĩa biện pháp

Trong nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của một nhà trường. Vì vậy việc nâng cao

nhận thức cho cán bộ, giáo viên về hoạt động GDKNS cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các thành viên nhà trường nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác GDKNS cho học sinh sẽ giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Nội dung của biện pháp là cần trang bị lý luận về công tác GDKNS và quản lý GDKNS cho các đối tượng tham gia công tác này, làm cho họ hiểu được mục tiêu của quá trình GDKNS và quản lý GDKNS, các chuẩn mực đạo đức, các biện pháp GDKNS và đặc biệt là các hình thức GDKNS, bởi họ chỉ có thể hành động đúng và hiệu quả khi họ có cơ sở lý luận vững chắc. Đảm bảo cho tính mục đích và tính chuẩn mực của cơng tác GDKNS và quản lý HĐGDKNS luôn được thống nhất và không đi chệch hướng.

- Đối với cản bộ quản lý: Phải chủ động học tập, nâng cao hiểu biết, thấm nhuần mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, các quy chế của Bộ GD&ĐT, chỉ đạo của Sở giáo dục và chỉ đạo của Phòng GD&ĐT quận về mục tiêu giáo dục tồn diện, trong đó chú trọng đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

- Đối với Tổng phụ trách đội: Phải nắm bắt mọi chủ trương. nghị quyết của Đảng chính quyền và các văn bản chỉ đạo của tổ chức Đội để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng thiết thực nhằm góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các em.

- Đối với giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp: Là lực lượng trực tiếp quản lý học sinh, gần gũi gắn bó với với các em suốt cả năm học. Đặc thù của bậc tiểu học là mỗi lớp chỉ có một giáo viên quản lý lớp, dạy hầu hết cả các môn học (chỉ trừ Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc , Mỹ thuật, Thể dục là có giáo viên bộ môn) nên giáo viên chủ nhiệm là người nắm được hoàn cảnh và hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của các em nhất. Chính vì vậy, nhà quản

lý cần phải giúp cho giáo viên nhận thức được vai trị của mình trong cơng tác GDKNS cho học sinh giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc GDKNS cho học sinh, đồng thời phải biết tự trau dồi cho bản thân về các kỹ năng sống, phải tự bổ sung mở rộng thêm kiến thức về tâm lý trẻ và các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi từ 6 đến 14tuổi.

3.2.1.3. Cách tiến hành

- Cung cấp đầy đủ tài liệu, giáo trình, các văn bản hướng dẫn của ngành

GD thuộc về lý luận DH, nghiên cứu về tâm sinh lý HS, tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học … cho đội ngũ GV. Nếu cung cấp được các tài liệu này một cách đầy đủ và được đội ngũ GV sử dụng thường xuyên như cẩm nang dạy học thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cho GV về lý luận DH hiện đại, về nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh.

- Tổ chức cho GV nghiên cứu, học tập tất cả các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học.

- Tổ chức hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, cho giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ mơn về mục đích, u cầu, ý nghĩa của hoạt động GDKNS cho học sinh.

- Tổ chức các buổi học tập, thảo luận về hoạt động GDKNS cho học sinh để GV tự nói lên suy nghĩ của mình, nêu lên những điểm thuận lợi, khó khăn, những rào cản gặp phải khi thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh. Thông qua:

+ Các buổi họp Hội đồng sư phạm: Phổ biến nội dung, mục đích, nhiệm vụ năm học, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm về chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thảo luận kế hoạch chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh của hiệu trưởng.

+ Các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: Vấn đề nâng cao nhận thức phải được tiến hành từ tổ chuyên môn. Chỉ đạo tổ chun mơn xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh. Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn

cùng các giáo viên xác định rõ những gì sẽ làm được và những gì cịn khó khăn khi thực hiện hoạt động dạy học.

- Tuyên truyền, vận động CBQL, giáo viên thực hiện tốt các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích

cực”; các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học và sáng tạo”...

- Tổ chức cho CBQL và GV đi tham quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình trong cơng tác GDKNS ở các trường bạn trong và ngoài thành phố.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có đầy đủ các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện GDKNS cho học sinh chi tiết, cụ thể.

- Đội ngũ CBQL trong nhà trường quan tâm, chú trọng đúng mức tới việc GDKNS cho học sinh.

- Có sự nhiệt tình ủng hộ, sự cố gắng nỗ lực của tập thể nhà trường, đặc biệt là giáo viên, Tổng phụ trách Đội và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

- Trong các buổi hội thảo, tập huấn, nội dung triển khai cần phải được chuẩn bị chu đáo, sát với tình hình thực tế của nhà trường và nhu cầu cụ thể của GV. Thông tin truyền đạt cần nhanh gọn nhưng đảm bảo đầy đủ, súc tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học đồng tâm, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)