1.3.1 .Vị trí, vai trị của trường Tiểu học
2.3. Kết quả khảo sát:
2.3.1. Thực trạng về GDKNScho học sinh trường Tiểu học ĐồngTâm, quận Ha
Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
2.3.1.1. Thực trạng về những biểu hiện KNS của HS *Những biểu hiện KNS của HS
Để có số liệu ý kiến về mức độ biểu hiện một số kỹ năng sống của học sinh trường TH Đồng Tâm, chúng tôi tiến hành khảo sát xin ý kiến của các đối tượng như: Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh theo phụ lục 1 về phiếu điều tra với các câu hỏi:
+Đối với CBQL, GV: Theo đồng chí, học sinh trường TH Đồng Tâm có những biểu hiện kỹ năng sống nào trong các kỹ năng dưới đây?
+ Đối với CMHS: Con của anh(chị) có những biểu hiện KNS nào trong các kỹ năng dưới đây?
Kết quả ý kiến thu được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Những biểu hiện kỹ năng sống của học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng
(Điều tra 5 khối vào tháng 10/2015 với :133 người)
STT Biểu hiện KNS của học sinh TH Đối tượng KS CBQL (8) GV (25) CMHS (100) SL % SL % SL % 1 Kỹ năng tự nhận thức, tự đánh giá năng lực bản thân 3 37,5 10 40 55 55,0 2 Kỹ năng biểu lộ, diễn đạt cảm xúc
4 50 16 64 53 53,0 3 Kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu 3 37,5 4 10 40 55 55,0 4 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 4 50 9 36 70 70,0 5 Kỹ năng thể hiện sự tự tin
3 37,5
15 60
55 55,0
6 Kỹ năng giao tiếp
5 62,5 17 68 75 75,0 7 Kỹ năng lắng nghe tích cực 4 50 8 32 70 70,0
8 Kỹ năng thương lượng
3 37,5
8 32
57 57,0 9 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
3 37,5
10 40
65 65,0
10 Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm 4 50 1 13 52 45 45,0 11 Kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư
duy sáng tạo 4 50 10 40 54 54,0 12 Kỹ năng ra quyết định 3 37,5 8 32 63 63,0 13 Kỹ năng giải quyết vấn đề
3 37,5 13 52 51 51,0 14 Kỹ năng kiên định 3 37,5 8 32 55 55,0 15 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 3 37,5 11 44 69 69,0 16 Kỹ năng đặt mục tiêu 2 25 7 28 45 45,0 17 Kỹ năng thực hiện tốt thời gian
biểu 4 53,3 16 64 65 65,0 18 Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng
tin 3 37,5 13 52 66 66,0
Theo kết quả kết quả khảo sát cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ học sinh, trong những năm gần đây biểu hiện KNS của học sinh ở trường TH Đồng Tâm có những mặt tích cực sau:
Nhìn chung, học sinh của trường ngoan ngỗn lễ phép với người lớn, tỷ lệ học sinh đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất đạt 100%.
Phần lớn học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có ý thức chăm sóc, bảo vệ của cơng, bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Các em biết kính trọng người lớn tuổi, biết nghe lời thầy cơ giáo, người thân trong gia đình, các em cũng biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà hoặc tham gia lao động nhẹ.
Đa số học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt. Các em xác định được mục tiêu học tập nên số lượng học sinh có ý thức học tập tốt chiếm tỷ lệ cao,
có nhiều học sinh vượt khó vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Các em thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên và nhà trường, trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
Hầu hết học sinh ở trường có lịng tự trọng, có tính tự lập, có tinh thần giúp đỡ người khác, tương thân, tương ái, tích cực hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Các em có KNS phịng tránh các tệ nạn xã hội, có thái độ phê phán lối sống buông thả của một số thanh thiếu niên trong địa bàn sinh sống và những biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quy chung.
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện đạo đức tốt của học sinh vẫn còn một số những biểu hiện chưa ý thức của học sinh về KNS như: KN biểu lộ, diễn đạt cảm xúc; KN khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu; KN thể hiện sự tự tin; KN thương lượng; KN phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo; KN ra quyết định; KN giải quyết vấn đề; KN đặt mục tiêu; KN hợp tác, làm việc nhóm.
Học sinh TH là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy các em phải được học tập và thực hành rất nhiều các KNS. Nhìn chung các em được đánh giá về mặt đạo đức là ngoan, song đi vào các kỹ năng cụ thể thì các đối tượng được hỏi khi đánh giá về mức độ thực hiện các KNS so với yêu cầu đặt ra còn hạn chế. Điều này thể hiện như sau:
- Cả ba đối tượng khảo sát đều cho rằng các em học sinh tiểu học chưa thực hiện tốt các kỹ năng nêu ra (thể hiện khơng có kỹ năng nào được đánh giá ở mức cao).
Đối với cán bộ quản lý của trường khi được hỏi về mức độ thực hiện
kỹ năng của các em cho rằng trong 18 kỹ năng được liệt kê thì “kỹ năng giao tiếp” được đánh giá cao nhất (62,5%). Điều này thể hiện lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, các em bắt đầu được học bằng phương pháp nhà trường và vì vậy các em rất thích các hoạt động tập thể, rất thích được làm quen và giao tiếp với các bạn học mới. Vì vậy nhóm bạn của các em ngày càng phát triển, và ngày càng giúp các em mở rộng tri thức kỹ năng kỹ xảo.
- Kỹ năng “Đặt mục tiêu” của các em được đánh giá là thấp nhất (25%). Các em hoạt động hầu như chưa có kế hoạch, khơng biết đặt mục tiêu
trong học tập, cũng như đặt mục tiêu trong cuộc sống của bản thân, việc học trên lớp cũng như các cơng việc trong cuộc sống địi hỏi phải có người lớn như cô giáo và bố mẹ nhắc nhở.
* Giáo viên chủ nhiệm lớp đưa ý kiến về thực trạng biểu hiện 18 kỹ năng sống của học sinh tiểu học cho thấy gần tương tự nhận xét của đội ngũ cán bộ quản lý về KNS của học sinh TH.
* Ý kiến của cha mẹ học sinh nhìn chung đánh giá con mình ở mức độ
cao hơn là giáo viên chủ nhiệm lớp là cán bộ quản lý giáo dục. Họ cũng tương đồng ý kiến đánh giá là con họ kỹ năng giao tiếp khi làm quen với bạn mới là tương đối tốt, nhưng kỹ năng đặt mục tiêu và kỹ năng tự phục vụ bản thân còn kém. Điều này phản ánh đúng với thực trạng lứa tuổi học sinh tiểu học khả năng tự lập, tính độc lập cịn yếu. Trong cuộc sống chưa thể tách khỏi được sự kèm cặp chỉ bảo tận tình của người lớn. Và qua đây cũng thấy được vai trò rất lớn của giáo viên tiểu học trong việc giáo dục để hình thành và phát triển kỹ năng sống cho các em.
Điều đó càng khẳng định sự cần thiết phải GDKNS cho HSTH cũng như phải có kế hoạch GDKNS cho HS.
* Các nguyên nhân dẫn đến HS chưa có những biểu hiện về KNS:
Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa có nhiều những biểu hiện về KNS, chúng tơi đã lấy ý kiến từ 03 lực lượng: gia đình (100 cha mẹ học sinh), nhà trường (25 giáo viên và 8 cán bộ quản lí : hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 6 tổ trưởng chuyên môn).
Tổng số lượng người lấy ý kiến - 133 người Câu hỏi:
+ Đối với CBQL, GV: Theo đồng chí, những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự yếu kém về biểu hiện kỹ năng sống của học sinh trường TH Đồng Tâm?
+ Đối với CMHS: Theo anh (chị) những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự yếu kém về về biểu hiện kỹ năng sống của các con TH?
Bảng 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến HS chưa có những biểu hiện về KNS
(Điều tra 33 CBQL, giáo viên và 100 CMHS của trường)
STT Các nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ % Xếp thứ 1
Ảnh hưởng cách sống cuả gia đình, hồn cảnh
gia đình. 116 87,2 1
2
Cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục kỹ
năng sống. 100 75,2 2
3 Trẻ mất thăng bằng về tâm lí. 66 49,6 7 4
Phụ huynh chưa hiểu rõ về cách GDKNS cho
con em. 80 60,2 5
5
GV chưa thật sự quan tâm đến việc GDKNS
cho các em. 76 57,1 6
6
KNS - GDKNS vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối
với mọi người. 53 39,8 8
7 Nhà trường – Gia đình – Xã hội chưa phối hợp chặt chẽ trong việc GDKNS cho trẻ 92 69,2 3 8
Nội dung GDKNS chưa cụ thể, thiết thực đối
với trẻ bậc tiểu học. 82 61,7 4
9 Hình thức tổ chức các hoạt động GDKNS cịn mang tính áp đặt chưa phong phú, đa dạng. 48 36,1 9 10 Trẻ có vấn đề về tâm lí, sức khỏe 40 30,1 10
Từ bảng trên ta thấy rõ, 87,2% số người được hỏi đã khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về KNS của học sinh TH chính là do ảnh hưởng cách sống của gia đình, hồn cảnh gia đình. Tiếp đến là sự ảnh hưởng của sự phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong việc GDKNS cho trẻ chiếm tỉ lệ: 69,2%. Yếu tố về tâm lí,sức khỏe được đánh giá thấp nhất trong việc ảnh hưởng tới giáo dục KNS cho HS tiểu học( 30,1%).Thật vậy:
Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nơi hình thành và phát
triển nhân cách trẻ. Trẻ khi đến với trường học các em phụ thuộc hoàn toàn vào cách dạy dỗ của bố mẹ và những người thân sống trong gia đình. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ở lứa tuổi tiểu học. Kết quả điều tra cho thấy, đa phần các em còn thiếu kỹ năng sống là do trong gia đình có hồn cảnh đặc biệt như: bố mẹ khơng có điều kiện quan tâm đến con cái do cuộc sống mưu sinh; bố mẹ có khả năng dư giả về kinh tế lại quá nuông chiều con cái, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất nhưng lại không quan tâm đến đời sống tinh thần của con mình; bố mẹ giao hẳn việc giáo dục con cái cho người giúp việc, ông bà và thầy cô giáo; bố mẹ không phát hiện ra sức khỏe, tâm lí của con trẻ bị lệch lạc, có vấn đề; bố mẹ sống khơng hạnh phúc, có cuộc sống riêng của mình; các mối quan hệ sống thiếu chuẩn mực, buông thả, nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc; thiếu kiến thức hiểu biết về GDKNS cho trẻ em.
Nguyên nhân từ phía nhà trường: Trên thực tế việc giáo dục toàn diện
cho học sinh, trong đó việc GDKNS cho các em cịn khá nhiều bật cập. Phần lớn ở trường, thầy cô chỉ quan tâm và cố gắng hoàn tất cho các em học tốt các mơn học để hồn thành nhiệm vụ được giao. Giáo viên quan niệm việc GDKNS còn rất mơ hồ và tốn rất nhiều thời gian, công sức trong khi thời gian trên lớp chỉ đủ để cung cấp cho các em kiến thức về văn hóa, khơng đủ để rèn luyện thêm cho các em những thái độ, kỹ năng ứng xử, các mối quan hệ sống với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, khi triển khai văn bản dạy lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh tiểu học vào các môn học của Bộ giáo dục đã làm cho khơng ít giáo viên cảm thấy rất khó khăn và bỏ ngỏ hoặc chỉ làm mang tính hình thức. Bên cạnh đó, việc quản lí chỉ đạo, đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm và bồi dưỡng cho giáo viên về thực hiện cơng tác này thực sự cịn chung chung, chưa mang tính thiết thực, chưa thực sự có tác dụng giúp nâng cao năng lực cho giáo viên.
phương chưa có kế hoạch rõ ràng, chưa có sự quan tâm cụ thể đến cơng tác GDKNS cho các em. Chưa có biện pháp mạnh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các nạn bạo hành trong gia đình ở địa phương. Sự phối hợp giữa các đơn vị phụ trách văn hóa xã hội như: Hội khuyến học, Trung tâm giáo dục cộng đồng với ngành giáo dục, với trường tiểu học tại địa bàn cịn lỏng lẻo, mang tính hình thức, chưa thể hiện chiều sâu và chưa có những hoạt động phong phú để giúp đỡ các em về GDKNS.
2.3.1.2. Thực trạng về nhận thức và mức độ thực hiện nội dung giáo dục KNS cho HS trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng
*Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho HS trường Tiểu học Đồng Tâm.
Khảo sát nhận thức của CBQL, GV, CMHS trường Tiểu học Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.( Theo Phiếu hỏi 1,2 phần Phụ lục) . Chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4. Tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường tiểu học hiện nay
(Điều tra 33 CBQL, giáo viên và 100 CMHS của trường)
TT Nhận thức
Đối tượng khảo sát
CBQL (8) GV (25) CMHS (100)
SL % SL % SL %
1 Rất quan trọng 7 87,5 16 64 31 31,0
2 Quan trọng 1 12,5 9 36 57 57,0
3 Không quan trọng 0 0 0 0 12 12,0
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% CBQL và giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng công tác GDKNS cho học sinh tiểu học là quan trọng và rất quan trọng. Cịn ý kiến từ phía cha mẹ học sinh thì có 88% ý kiến cho rằng việc GDKNS cho học sinh là quan trọng và rất quan trọng, 12% ý kiến cho rằng công tác này không quan trọng.
Từ kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL và GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDKNS cho học sinh tiểu học. Đại đa số cha mẹ học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác này, cịn một bộ phận cha mẹ học sinh chưa nhận thức được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
Nguyên nhân khách quan: Số cha mẹ học sinh chưa có nhận thức đúng về GDKNS đa phần là dân lao động, hoặc buôn bán nhỏ lẻ, bệnh nhân đang chạy thận còn bận với cuộc sống mưu sinh lại lo chữa bệnh, khơng có nhiều thời gian để quan tâm đến giáo dục con cái, tất cả đều phó mặc cho nhà trường.
Nguyên nhân chủ quan: Nhà trường chưa làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GDKNS cho học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học.
*Nội dung giáo dục KNS.
Để xác định nội dung GDKNS cho học sinh TH Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, chúng tôi đã đặt câu hỏi “Những KNS nào dưới đây được nhà
trường quan tâm giáo dục cho học sinh TH?”. Đối tượng được hỏi là 33
CBQL, giáo viên và 100 cha mẹ học sinh ở các khối lớp của trường TH Đồng Tâm. Kết quả được thống kê trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Những KNS nhà trường quan tâm giáo dục cho học sinh TH
(Điều tra 33 CBQL, giáo viên và 100 CMHS của trường)
STT Những KNS
của học sinh TH
Đối tượng khảo sát CBQL ( 8) GV (25) Cha mẹ học sinh (100) SL % SL % SL % 1 Kỹ năng tự nhận thức, tự đánh
giá năng lực bản thân 6 75 18 72 60 60,0
2 Kỹ năng biểu lộ, diễn đạt cảm
xúc 4 50 14 56 65 65,0
3 Kỹ năng khắc phục khó khăn để
đạt mục tiêu 4 50 14 56 55 55,0
4 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 3 37,5 10 40 40 40,0 5 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 5 62,5 15 60 55 55,0
6 Kỹ năng giao tiếp 6 75 23 92 70 70,0 7 Kỹ năng lắng nghe tích cực 5 62,5 15 60 53 53,0
8 Kỹ năng thương lượng 4 50 10 40 42 42,0
9 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 5 62,5 10 40 53 53,0