Hình thức tổ chức dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 32 - 34)

1.3. Hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ

1.3.3. Hình thức tổ chức dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Trong HCTC có ba hình thức tổ chức dạy học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Tùy thuộc tính chất đặc thù của từng môn học (mục tiêu, nội dung mơn học) mà có các hình thức tổ chức dạy - học khác nhau. Có những mơn học chỉ có một kiểu giờ tín chỉ, nhưng có những mơn học có hai hoặc cả ba kiểu giờ tín chỉ. Trong mọi trường hợp, cơng thức tính cho mỗi giờ tín chỉ là khơng đổi: 1+0+2 ( giờ lý thuyết); 0+2+1 (giờ thực hành); 0 + 0 +3 (giờ tự học)

Bảng 1.1. Hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học Lý thuyết Thực hành, thảo luận, thí

nghiệm, xemina, giờ bài tập Tự học Tổng Chuẩn bị Tự nghiên cứu 1 2 3 2 1 3 3 3

Cách tổ chức thực hiện một giờ tín chỉ cho chúng ta thấy một đặc điểm rất quan trọng góp phần tạo nên sự khác biệt với phương thức đào tạo truyền thống. Nếu hoạt động tự học trong học chế niên chế chỉ mang tính chất tự nguyện thì phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ coi tự học là một thành phần hợp pháp và bắt buộc phải có trong hoạt động học tập của sinh viên. Để học được một giờ lý thuyết hay hai giờ thực hành, thực tập trên lớp sinh viên cần phải có hai hay một giờ chuẩn bị ở nhà. Đó là yêu cầu bắt buộc trong cơ cấu giờ học của sinh viên.

- Giờ lý thuyết: Ngoài việc hướng dẫn sinh viên nắm rõ được vấn đề đã nêu

trong đề cương học phần về mục tiêu, nội dung tự học, học liệu, cách thức kiểm tra- đánh giá thường xuyên, giảng viên có trách nhiệm xây dựng kịch bản cho một giờ lên lớp:

+ Xác định thời gian, chủ đề, nội dung, yêu cầu cho giờ lên lớp lý thuyết; + Giới thiệu mục tiêu của bài học và các yêu cầu cần thực hiện; + Trình bày cấu trúc nội dung dạy học và các yêu cầu cần thực hiện; + Lựa chọn và chuyển tải nội dung trình bày trên lớp;

+ Chỉ rõ nội dung, vấn đề mà sinh viên sẽ phải thảo luận, làm bài tập trên lớp hoặc tự học ở nhà.

- Giờ thảo luận: Giờ thảo luận có thể được tổ chức theo các cách dưới đây

+ Sinh viên chuẩn bị ở nhà (cá nhân hoặc nhóm) và tiến hành thảo luận trên lớp. + Sinh viên được phân nhóm thảo luận ở nhà, tổng hợp kết quả và gửi cho giảng viên trước giờ thảo luận trên lớp. Tại giờ thảo luận trên lớp, giảng viên phân tích những vấn đề cốt lõi của nội dung thảo luận và hướng dẫn sinh viên xử lý tiếp những nội dung cần mở rộng hay còn vướng mắc, chưa giải quyết được khi thảo luận ở nhà.

+ Sinh viên được phân nhóm thảo luận ở nhà và chuẩn bị bài thuyết trình của nhóm. Tại giờ thảo luận trên lớp, đại diện các nhóm trình bày bài thuyết trình và cùng tranh luận, giảng viên phân tích những vấn đề cốt lõi của nội dung thảo luận và hướng dẫn sinh viên xử lý tiếp những nội dung cần mở rộng hay còn vướng mắc, chưa giải quyết được khi thảo luận ở nhà.

Một số yêu cầu cơ bản đối với giờ thảo luận:

+ Sinh viên thảo luận ở nhà hay ở trên lớp theo nhóm do giảng viên chỉ định và khơng nên vượt q 10 sinh viên/nhóm

+ Giảng viên giao cho từng nhóm nội dung thảo luận cụ thể và nêu rõ yêu cầu cần đạt được, những sản phẩm phải báo cáo, các lưu ý về tài liệu tham khảo.

+ Điều hành và tổng kết thảo luận. Giảng viên nhất thiết cần khẳng định những nội dung đúng, sửa chữa những nội dung chưa đúng của sinh viên trong quá trình thảo luận, nhấn mạnh những điểm quan trọng của nội dung thảo luận.

- Giờ bài tập: Giờ bài tập là thời gian lên lớp dành cho sinh viên làm bài tập

hoặc chữa bài tập đã giao cho sinh viên tự làm ở nhà. Một số yêu cầu đối với giờ bài tập:

+ Xác định rõ mục tiêu của bài tập

+ Chỉ rõ những nội dung lý thuyết sinh viên cần sử dụng và yêu cầu phản ánh được nội dung đó trong q trình làm bài tập

+ Nêu rõ tiêu chí đánh giá kết quả bài tập + Chữa bài tập

+ Đánh giá, cho điểm

+ Với giờ bài tập mà sinh viên báo cáo sản phẩm của quá trình thực hiện như các bài tập lớn, giảng viên cần xây dựng kịch bản tổ chức giờ bài tập và thông báo trước để sinh viên chuẩn bị

- Giờ thực hành: Bao gồm giờ thực hành của học phần có cả lý thuyết và

thực hành; giờ thực hành của học phần thực hành, thực tập. Một số yêu cầu đối với giờ thực hành:

+ Xác định rõ mục tiêu của giờ thực hành

+ Chỉ rõ các tài liệu có liên quan và điều kiện khác mà sinh viên cần chuẩn bị. + Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho sinh viên

+ Nêu rõ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành + Chỉ đạo hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập

- Giờ tự học :

Giờ tự học là bộ phận cấu thành tổng số giờ tín chỉ của học phần và được nêu rõ trong đề cương chi tiết của học phần. Nội dung của giờ tự học là nội dung của học phần mà sinh viên phải tích luỹ (về kiến thức, kỹ năng) bằng phương thức tự học theo hướng dẫn của giảng viên.

Một số yêu cầu cơ bản đối với giờ tự học xác định: + Chỉ rõ mục đích, nội dung, yêu cầu để sinh viên tự học; + Nêu đầy đủ các công việc sinh viên phải làm

+ Quy định về cách thức báo cáo kết quả tự học của sinh viên + Hướng dẫn sinh viên cách tìm, xử lý thơng tin khi tự học

+ Quy định rõ nội dung giờ tư vấn học phần tương ứng với thời gian sinh viên thực hiện nội dung giờ tự học xác định.

+ Nhận xét kết quả tự học và trả bài cho sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)