2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư
2.4.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tự học của sinh viên
2.4.3.1. Thực trạng chỉ đạo hoạt động tự học của sinh viên
2.4.3.1.1. Thực trạng đánh giá các hình thức tổ chức tự học của sinh viên
Sự chỉ đạo đối với hoạt động tự học của sinh viên rất cần thiết để mang lại hiệu quả học tập cao. Để tìm hiểu ý kiến của CBQL-GV về mức độ đánh giá các hình thức tự học của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành đặt câu hỏi số 6 của phụ lục 2.
Bảng 2.13. Thực trạng đánh giá các hình thức tổ chức tự học của sinh viên TT Hình thức tổ chức tự học TT Hình thức tổ chức tự học Mức độ đánh giá Kết quả T KH TB Y Tổng điểm Thứ bậc 1 Học một mình, độc lập SL 4 36 6 4 90 3 TL 8% 72% 12% 8% 2 Học theo nhóm SL 7 28 12 3 82 4 TL 14% 56% 24% 6% 3 Học có sự hướng dẫn
của thầy cô
SL 8 29 11 2 93 2 TL 16 % 58 % 22% 4% 4 Hình thức khác (học qua mạng, các băng hình ) SL 8 17 14 11 72 6 TL 16 % 34% 28% 22% 5 Thí nghiệm, thực hành, thảo luận SL 5 20 18 7 73 5 TL 10 % 40% 36 % 14 % 6 Thực tập SL 40 8 2 0 138 1 TL 80 % 16 % 4 % 0 %
Qua số liệu bảng trên cho thấy, đa số các hình thức tự học chỉ được đánh giá mức độ khá trong đó hình thức tự học độc lập một mình đạt tỷ lệ 72% khá, xếp ở vị trí thứ 3; với tỷ lệ khá là 56% học theo nhóm xếp ở vị trí thứ 4, xếp ở vị trí thứ hai là học có sự hướng dẫn của giáo viên mức độ 58% khá. Hình thức tự học được đánh giá cao nhất đó là tự học qua thực tập, có 80% giáo viên tốt đối với hình thức tự học này. Số liệu trên cũng cho thấy sinh viên chưa quen hình thức tham gia thảo luận, học trên phịng thí nghiệm và thơng qua các bài tập thực hành, nhóm. Mức độ đạt được tốt đối với sinh viên tham gia thảo luận và thực hành thí nghiệm trên lớp chưa cao, chỉ có trên 50% số giáo viên được hỏi đánh giá tốt và khá. Hình thức tự học qua mạng đứng ở vị trí cuối cùng. Đó là do sinh viên chưa có điều kiện được học qua mạng internet và nhà trường chưa có bộ phận quản lý nội dung tự học trên mạng. Có thể thấy, sinh viên vẫn cịn nhiều bỡ ngỡ đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ, bước đầu chưa chủ động được với hình thức học tập tích cực này. Đội ngũ giảng viên chưa thật sự thường xuyên trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra sinh viên tự học, tự nghiên cứu trong giờ tự học. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý. Do vậy, giáo viên trong quá trình tổ chức giảng dạy
trực tiếp trên lớp cần phải lựa chọn nội dung giảng dạy, hướng dẫn nội dung tự học và có phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của sinh viên, cần chỉ đạo HĐTH của sinh viên đáp ứng phương thức đào tạo mới.
2.4.3.1.2. Thực trạng các hoạt động của giảng viên trên lớp
Để tìm hiểu về thực trạng các hoạt động của giảng viên trên lớp, chúng tôi đã đặt câu hỏi số 9 (phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.14: Thực trạng các hoạt động của giảng viên trên lớp
T
T Hoạt động của giảng viên trên lớp
Mức độ thực hiện
TX TT HK CBG
SL % SL % SL % SL %
1. Hướng dẫn sinh viên các nội dung tự học
25 50 12 24 10 20 3 6 2. Hướng dẫn sinh viên phương pháp tự
học hiệu quả
15 30 11 22 22 44 2 4 3. Sử dụng phương pháp dạy học tích
cực
32 64 11 22 7 14 0 0 4. Sử dụng trang thiết bị,công nghệ
thông tin vào việc giảng dạy
8 16 10 20 32 64 0 0 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của
sinh viên
35 70 15 30 0 0 0 0 Căn cứ vào kết quả bảng 2.14 cho thấy kết quả thực hiện các hoạt động của giảng viên trên lớp như sau:
- Hướng dẫn sinh viên các nội dung tự học: Có 50% ý kiến cho rằng thực hiện thường xuyên, 24% thỉnh thoảng thực hiện, 20% hiếm khi thực hiện và chỉ có 6% chưa bao giờ thực hiện.
- Hướng dẫn phương pháp tự học có hiệu quả: Chỉ có 30% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên, thỉnh thoảng thực hiện chiếm tỷ lệ 22%, còn lại 44% cho rằng hiếm khi thực hiện và 4% chưa bao giờ thực hiện. Qua đây, chúng ta thấy hoạt động hướng dẫn phương pháp tự học hiệu quả của giảng viên cịn ít, và chưa hiệu quả.
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực: Có 64% ý kiến cho rằng thực hiện thường xuyên, 22% thỉnh thoảng thực hiện, còn lại hiếm khi thực hiện chiếm tỷ lệ 14% và 0% chưa bao giờ thực hiện. Như vậy, hoạt động sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy của giảng viên cịn ít và mức độ thực hiện khơng thường xun.
- Sử dụng trang thiết bị hiện đại và công nghệ thông tin vào việc giảng dạy: Chỉ có 16% ý kiến cho rằng thực hiện thường xuyên, 20% thỉnh thoảng thực hiện, có tới 64% số CBQL GV được hỏi cho rằng hiếm khi thực hiện và 0% chưa bao giờ thực hiện. Phỏng vấn một số giáo viên trẻ được biết: “Việc soạn giáo án
điện tử đã được hầu hết các cán bộ chi đồn giáo viên hưởng ứng nhiệt tình và thực hiện đầy đủ nhưng hiện tại trong tổng số gần 50 phịng học tại trường chỉ có 10 phịng có máy chiếu sử dụng được”. Đó là ngun nhân vì sao số lượng
giảng viên hiếm khi sử dụng trang thiết bị, công nghệ thông tin vào việc giảng dạy chiếm số lượng lớn.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 70% ý kiến cho rằng đã thực hiện thường xuyên, còn lại 30% cho rằng thỉnh thoảng thực hiện. Kết quả này cho thấy việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện thường xuyên. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên không chỉ bằng các bài kiểm tra, bài thi cuối mơn học mà cịn bằng nhiều cách đánh giá khác nhau. Đánh giá đúng năng lực và trình độ của sinh viên sẽ tạo động lực kích thích sinh viên học tập.
2.4.3.2. Thực trạng tạo lập cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động tự học của sinh viên
Tùy vào từng nội dung và hình thức tổ chức học tập để sinh viên lựa chọn phương tiện học tập thích hợp. Tùy thuộc vào từng bài học trong chương trình yêu cầu hình thức học tập tương ứng với phương tiện hỗ trợ học tập phù hợp. Để tìm hiểu thực trạng CSVC và phương tiện học tập phục vụ HĐHT của sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 7 phụ lục 2. Kết quả khảo sát được phản ánh như sau:
Bảng 2. 15: Kết quả đánh giá của giảng viên về điều kiện CSVC đảm bảo cho HĐTH của sinh viên
TT Nội dung Mức độ đánh giá
T KH TB Y
1. Học liệu cho các mơn học (giáo trình, sách bài tập)
SL 40 10 0 0
TL 80 % 20 % 0% 0%
2. Nguồn tài liệu tham khảo trên thư viện
SL 19 26 5 0
TL 38% 52 % 10% 0 %
3. Phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho việc tự học (đài, tivi, mạng internet …) SL 4 7 34 5 TL 8% 14 % 68 % 10 % 4. Phịng học bộ mơn SL 15 18 13 4 TL 30 % 36 % 26 % 8 % 5. Phịng học nhóm SL 12 15 21 2
TL 24 % 30% 42 % 4 %
Biểu đồ 2.7: Kết quả đánh giá của giảng viên về điều kiện CSVC đảm bảo cho HĐTH của sinh viên
Biểu đồ 2.7 cho thấy mức độ đánh giá tốt nhất về điều kiện CSVC là học liệu cho các môn học chiếm 80% đánh giá ở mức độ tốt, 20% ở mức độ khá. Các nguồn tài liệu tham khảo trên thư viện đánh giá tốt chỉ đạt 38%, khá đạt 52%, và trung bình là 10%. Phịng học nhóm và phịng học bộ mơn chỉ có 30% đánh giá ở mức tốt , quá thấp so với yêu cầu của đào tạo theo HTTC cần có địa điểm dành cho tự học. Đối với phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc tự học nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu tự học của sinh viên trong chương trình đào tạo theo HCTC, vì có tới 68% đánh giá ở mức độ trung bình, chỉ có 8% ở mức độ tốt. Thực tế triển khai đào tạo theo HCTC, sinh viên chủ yếu tự học ngoài giờ lên lớp, với quy định khối lượng giờ học trên lớp theo tỷ lệ 1/3, nên với các điều kiện về CSVC như phịng học nhỏ, máy tính có nối mạng internet như vậy, chưa đáp ứng yêu cầu của tự học. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý HĐHT của sinh viên trong đào tạo theo HCTC, nhà trường cần đầu tư hơn nữa CSVC và phương tiện học tập.
2.4.3.3. Thực trạng chỉ đạo sự phối hợp của các đơn vị chức năng trong quản lý hoạt động tự học của sinh viên
Để đảm bảo sự thành công trong mọi hoạt động của nhà trường, sự lãnh đạo phải thực hiện một cách toàn diện đối với tồn bộ cơng tác giáo dục trong nhà trường
như chun mơn, chính trị, đạo đức, văn thể và các hoạt động liên quan khác. Mỗi công tác đều có đặc điểm, quy tắc riêng và đều phụ vụ cho giáo dục nên công tác quản lý phải tuân theo các cơ sở nghiệp vụ của chúng. Sự phối hợp các đơn vị chức năng trong trường là cần thiết để cùng tham gia vào hoạt động quản lý nhà trường đảm bảo sự đồn kết nhất trí trong tập thể sư phạm. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu 5 trong phụ lục 2, thông tin thu được như bảng dưới đây:
Bảng 2.16. Sự phối hợp của các đơn vị chức năng trong quản lý HĐTH của sinh viên
TT Nội dung Mức độ đánh giá
T KH TB Y
1. Phối hợp có sự chỉ đạo, phân công cụ thể, nội dung rõ ràng thống nhất giữa các đơn vị chức năng
SL 42 8 0 0
TL 84 % 16 % 0% 0 %
2. Phối hợp trong tổ chức thực hiện quản lý HĐTH của sinh viên
SL 32 5 13 0
TL 64% 10% 26% 0% Số liệu bảng 2.16 cho thấy CBQL-GV đánh giá về sự phối hợp của các đơn vị chức năng trong chỉ đạo, phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị chức năng trong trường ở mức rất cao, thể hiện ở mức độ phối hợp khá chiếm tỷ lệ 16%, sự đánh giá này ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 84%, khơng có đánh giá ở mức độ yếu và mức độ trung bình, khơng có ý kiến đánh giá yếu. Điều này cho thấy khi quản lý HĐTH của sinh viên có sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả trong chỉ đạo, phân công quản lý HĐTH của sinh viên như phòng Đào tạo quản lý đăng ký học, thi của sinh viên, quản lý hệ thống điểm thi, phịng Cơng tác học sinh sinh viên quản lý nề nếp, chuyên cần của sinh viên, khoa chuyên môn, tổ bộ mơn quản lý nội dung chương trình giảng dạy, cố vấn học tập quản lý kế hoạch tự học của sinh viên. Tuy nhiên, đánh giá về sự phối hợp của các đơn vị chức năng trong tổ chức thực hiện việc quản lý HĐTH của sinh viên mức độ đánh giá chưa cao, chỉ có 64% số ý kiến đánh giá tốt, khá là 10% và trung bình là 26% và khơng có ý kiến đánh giá yếu. Để đánh giá nguyên nhân của tình trạng trên, chúng tơi đã gặp gỡ và trao đổi với các CBQL-GV phần đơng đều đánh giá nhà trường hiện có phần mềm quản lý đào tạo: quản lý nhập học, quản lý điểm, phần mềm xếp thời khố biểu, cổng thơng tin đào tạo để hỗ trợ sinh viên và cơng việc của phịng đào tạo nhưng nhà trường cịn thiếu hệ thống các phần mềm quản lý đào tạo khác: phần mềm quản lý hoạt động dạy của giảng viên, phần mềm quản lý hoạt động học của sinh viên, phần mềm quản lý
các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng, phần mềm quản lý nội dung và chương trình đào tạo.