Hoạt động tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 34 - 37)

1.3. Hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ

1.3.4. Hoạt động tự học của sinh viên

Hoạt động tự học: HĐTH là quá trình tổ chức nhận thức độc lập, tự phát huy

năng lực cá nhân một cách tích cực, tự giác, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học. HĐTH về bản chất là sự tiếp thu, tự xử lý thông tin, chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ. Cấu trúc hệ thống của HĐTH bao gồm:

1.3.4.1. Động cơ tự học của sinh viên

Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tự học của sinh viên theo HCTC được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập, đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tự học. Khi có động cơ học tập đúng đắn, sinh viên sẽ có ý chí cố gắng vươn lên, tự giác trong học tập, tự tìm và tự tạo cho mình cơ hội để thực hành, luyện tập. Ngược lại, nếu sinh viên chỉ học với tính chất đối phó sẽ khơng thực sự cố gắng vượt qua các trở ngại trong quá trình tự học dẫn đến kết quả học tập khơng cao hoặc có khi thất bại trong việc học tập.

1.3.4.2. Nội dung tự học của sinh viên

Học chế tín chỉ là một quy trình đào tạo phù hợp với xã hội phát triển, yêu cầu sinh viên được đào tạo cần phải năng động, thích nghi với xã hội với lượng thông tin hàng năm tăng theo cấp số nhân. Vì vậy, nội dung chương trình học tập cần phải phong phú, đa dạng và cập nhật liên tục. Trong đào tạo theo HCTC, đề cương bài giảng của giáo viên là một trong những công cụ trợ giúp sinh viên định hướng học tập theo hướng cung cấp nội dung cốt lõi và cách tìm kiếm thơng tin làm phong phú kiến thức cốt lõi. Nội dung tự học của sinh viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết đến kết quả học tập trong suốt quá trình. Bởi khi đã xác định được nội dung cần phải học và hồn thành nội dung tự học theo mình đề ra có nghĩa là sinh viên đã có kế hoạch tự học và thực hiện được kế hoạch tự học.

Căn cứ định nghĩa tín chỉ, nội dung một bài giảng trong học chế tín chỉ thường gồm 3 phần N1, N2, N3:

- Phần nội dung bắt buộc phải biết (N1) được giảng trực tiếp trên lớp.

- Phần nội dung nên biết (N2) có thể khơng được giảng trực tiếp trên lớp mà giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp. - Phần nội dung có thể biết (N3) dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo luận nhóm, làm thí nghiệm… và các hoạt động khác có liên quan đến mơn học: nội dung mang tính mở rộng hoặc tham khảo.

Như vậy, nội dung tự học cơ bản có hai phần:

\- Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc (sinh viên phải hoàn thành) - Định hướng nghiên cứu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập

Kiến thức của mỗi mơn học được phát triển thơng qua những tìm tịi của người học dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên. Nếu sinh viên khơng tự học thì họ

mới chỉ lĩnh hội được 1/3 khối lượng kiến thức của môn học và như vậy đồng nghĩa với việc họ không đạt được yêu cầu của mơn học đó. Các học liệu tương ứng với từng phần nội dung được chỉ rõ trong đề cương môn học. Sinh viên phải nắm được phần nội dung nào được nghe giảng trên lớp, phần nào phải chuẩn bị ở nhà, phần nào sẽ thảo luận và phần nào đọc thêm. Quản lý nội dung tự học nhằm hướng dẫn cho nội dung tự học của sinh viên phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, ngoài ra cán bộ quản lý và giảng viên cần thường xuyên tư vấn nội dung tự học cho sinh viên.

1.3.4.3. Kỹ năng tự học của sinh viên

Kỹ năng tự học bao gồm nhóm các kỹ năng:

(i) Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học: Kế hoạch tự học là bảng mô tả một

cách chi tiết về việc tự học dự định tiến hành trong thời gian tới với đầy đủ các yếu tố: thời gian, không gian, nội dung, phương tiện, điều kiện để thực hiện việc tự học. Trong đó, nội dung học được phân chia một cách hợp lý dựa theo nhu cầu nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện khả thi nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học.Việc xây dựng kế hoạch tự học giúp sinh viên biết mình phải làm gì để đạt mục tiêu; giúp cho quá trình tự học diễn ra đúng dự kiến. Do đó, nó giúp cho sinh viên thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tự học và tự kiểm soát được tồn bộ q trình tự học một cách thuận lợi tiết kiệm được thời gian. Kế hoạch tự học của sinh viên cần được cụ thể hoá thời gian biểu trong từng buổi, từng tuần, từng tháng. Bởi lẽ, kế hoạch tự học của sinh viên càng rõ ràng thì càng thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học và mức độ đạt được của mục tiêu tự học, tự đào tạo của sinh viên. Vì vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên.

(ii) Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch tự học theo kế hoạch đã đề ra thể hiện

ở sự lựa chọn sử dụng những hình thức và phương pháp tự học một cách hợp lý, chú ý đến tính chất đặc thù của môn học và đặc điểm tâm lý riêng của mỗi cá nhân người học. Việc sử dụng các hình thức tự học thể hiện tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo của người học. Ngồi thời gian ở trên lớp, học sinh - sinh viên cần sử dụng các hình thức tự học khác nhau để hồn thiện tri thức của mình.

(iii)Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của bản thân: khâu này có ý nghĩa quan trọng giúp người học thấy được khả năng nắm bắt tri thức,và qua đó

thấy được mặt mạnh, yếu kém của bản thân để kịp thời điều chỉnh quy trình học tập cho phù hợp. Người học thực hiện tốt được những điều nêu trên thì sẽ tận dụng triệt để thời gian, không ngừng nâng cao tri thức của bản thân, rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.Việc tự kiểm tra, đánh giá trong tổ chức việc tự học của sinh viên là một yếu tố quyết định thắng lợi của hoạt động học nói chung và tự học nói riêng.

1.3.4.4. Đi u kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động tự học

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải đảm bảo các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên trên các mặt sau:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập trên lớp và HĐTH: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thư viện có mạng internet, phịng tự học nhóm nhỏ, trang thiết bị dạy học để thầy và trị cùng tích cực đổi mới phương pháp.

- Quản lý thời gian đảm bảo cho HĐTH của sinh viên: Yêu cầu đào tạo theo niên chế, sinh viên dành phần lớn thời gian trên lớp, trung bình mỗi tuần sinh viên lên lớp khoảng 30 tiết. Số thời gian chuẩn bị bài và dành cho các hoạt động khác ngồi giờ lên lớp ít. Khi chuyển sang hình thức đào tạo theo HCTC, thời gian học trên lớp của sinh viên ít hơn, cách tính khối lượng học tập của sinh viên rõ ràng hơn, một giờ lý thuyết trên lớp sẽ có hai tiết chuẩn bị bài, một giờ thực hành sinh viên phải chuẩn bị bằng một tiết học ở nhà. Nội dung bài giảng, phương pháp giảng bài của giáo viên cũng thay đổi. Thời lượng giảng bài có hạn, giáo viên chỉ tập trung vào các nội dung chính, hướng dẫn khối kiến thức chính, giáo viên cần dành nhiều thời gian hơn trong việc hướng dẫn sinh viên cách tìm tài liệu liên quan đến môn học, sinh viên phải chủ động trong việc tìm kiếm, bổ sung kiến thức đối với nội dung môn học. Vì vậy sinh viên phải dành nhiều thời gian cho tự học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)