Đánh giá công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 82 - 85)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư

2.4.5. Đánh giá công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng

Sư phạm Hà Nam

* Những thuận lợi

- Được sự ủng hộ tích cực, chỉ đạo sát sao và kịp thời của lãnh đạo trường CĐSP Hà Nam, cùng với sự giúp đỡ, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban chức năng, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để trường triển khai áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo HCTC.

- Với sự quyết tâm cao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị và của cán bộ giảng viên, sinh viên đã giúp cho q trình chuyển đổi được hiện thực hóa theo các yêu cầu đã đề ra.

* Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục - Công tác tổ chức quản lý của nhà trường

+ Công tác quản lý tuy đã có sự thay đổi nhằm thích ứng với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, các hoạt động quản lý chưa được tiến hành một cách đồng bộ, các biện pháp quản lý đã thực hiện chưa cụ thể, khoa học và hiệu quả chưa cao.

- Đối với giảng viên

+ Cho đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa hiểu biết đầy đủ về bản chất và những yêu cầu của tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Một số giảng viên vẫn giữ thói quen giảng dạy, kiểm tra đánh giá, tổ chức lớp như với các lớp theo niên chế học phần. Một số giảng viên dạy chưa bám sát với đề cương môn học, khơng tn theo quy trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá như chỉ dẫn trong đề cương.

+ Thực tế cho thấy ở nhiều lớp đông sinh viên, nhất là với các mơn chung, giảng viên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thiếu kiểm tra kiến thức mà sinh viên phải thực hiện trong các giờ tự học.

Tiểu kết chương 2

Từ kết quả điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng HĐTH của sinh viên và công tác quản lý hoạt động tự học của của sinh viên tại trường CĐSP Hà Nam có thể thấy rằng:

Nhìn chung Ban giám hiệu nhà trường đã thực sự quan tâm hoạt động tự học của sinh viên, tạo tâm thế tốt cho giảng viên ngay từ những giai đoạn đầu chuyển sang HCTC. Đa số sinh viên đã có nhận thức về tầm quan trọng của HĐTH. Tuy nhiên, một số sinh viên chưa có động cơ tự học đúng đắn, cịn nhiều sinh viên chưa lựa chọn nội dung tự học đúng với tinh thần HCTC, điều phối thời gian tự học còn chưa hợp lý, một số biểu hiện của kĩ năng tự học cịn yếu. Cơng tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường bước đầu triển khai thực hiện có hiệu quả tuy nhiên vẫn cịn một số tồn tại đó là: một số đơn vị chức năng chưa thực hiện thường xuyên việc quản lý HĐTH của sinh viên, đánh giá HĐTH chưa kịp thời, chất lượng, chỉ đạo HĐTH còn chưa được thường xuyên; chưa phát huy vai trò tư vấn, hỗ trợ sinh viên; việc triển khai kế hoạch quản lý HĐTH của sinh viên còn chưa tạo thành nề nếp thường xun bởi điều này khơng chỉ địi hỏi năng lực mà còn đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết của CBQL- GV. Trong những hạn chế đã nêu, có những ngun nhân thuộc vào phía chủ quan của người học, có những ngun nhân khách quan và thuộc về công tác quản lý HĐTH của nhà trường. Chính từ những hạn chế trong năng lực tự học và quản lý HĐTH đã làm cho kết quả và chất lượng học tập của sinh viên chưa cao.Vì vậy, chúng tơi mong muốn đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO

TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Xuất phát từ thực tiễn của nhà trường, làm thế nào để giúp cho sinh viên biết cách tự học, biết cách tìm tịi học hỏi thêm từ những vấn đề có liên quan, gần gũi hay phát sinh từ học tập là việc làm vơ cùng cần thiết. Vì vậy, nhà trường cần quản lý tốt hoạt động tự học của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc quản lý này nhằm mục tiêu giúp sinh viên biết cách tự học, rèn luyện hình thành trong sinh viên một thói quen ham thích tự học, tự nâng cao trong thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Đạt được mục tiêu trên thì nhà trường mới thực sự trở thành nơi giáo dục với ý nghĩa trọn vẹn và đầy đủ nhất của nó. Từ yêu cầu trên, tác giả xác định các nguyên tắc để đề xuất các biện pháp quản lý sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)