Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 44 - 48)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là những yếu tố bên trong quy định trực tiếp đến kết quả hoạt động tự học, gồm có:

* Yếu tố v thể chất: thể lực, sức khỏe của bản thân, khả năng tiếp thu trong học

tập phụ thuộc vào yếu tố di truyền và sự rèn luyện của mỗi người. Với những sinh viên khỏe mạnh về thể lực và tinh thần sẽ học tập tốt hơn những sinh viên có sức khỏe yếu.

* Yếu tố v tâm lý:

- Mục đích tự học của sinh viên.

Hoạt động của con người bao giờ cũng có tính mục đích. Một trong những mục đích hoạt động của con người là làm biến đổi chính bản thân mình. Vì vậy, mục đích sẽ định hướng về nội dung, yêu cầu và các phương pháp hoạt động giúp con người đạt tới điều mình mong muốn. Nói cách khác, mục đích là mơ hình đặt ra trước trong ý thức con người, nó hướng dẫn hành động và điều chỉnh hành động. Người học là chủ thể của hoạt động học tập, là chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực, sáng tạo của bản thân thì cần xác định được mục đích tự học. Mục đích tự học của sinh viên được biểu hiện cụ thể bằng các nhiệm vụ học tập. Khi người học hoàn thành được các nhiệm vụ tự học của mình, biến hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thành vốn kinh nghiệm của bản thân thì khi đó người học đã đạt được mục đích tự học.

Mục đích tự học của sinh viên CĐSP là kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cần thiết để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục học sinh THCS. Nó được cụ thể hố thành các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với từng học phần trong chương trình đào tạo ở trường CĐSP. Với nhiệm vụ học tập đa dạng, phong phú đó địi hỏi người học phải chủ động trong việc bố trí và tuân thủ kế hoạch tự học đã đề ra.

- Động cơ tự học của sinh viên

Những đối tượng đáp ứng nhu cầu trong việc thực hiện khách quan khi bộc lộ ra chủ thể nhận biết sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Khi đó, chúng trở thành động cơ của hoạt động. Động cơ hoạt động là lực đẩy trực tiếp, là nguyên nhân của hành động, duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục giúp chủ thể vượt khó khăn để đạt tới mục đích đã định.

Việc tự học của sinh viên được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng. Động cơ tự học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tự học. Nó được hình thành trước tiên, xuất phát từ việc người học thoả mãn nhu cầu trong học tập là hoàn thành các nhiệm vụ học tập bắt buộc người

học phải thực hiện trong một thời hạn nhất định. Động cơ tự học lúc này sẽ làm thoả mãn nhu cầu của người học là tạo được niềm tin ở người dạy, bạn bè, gia đình bằng việc hồn thành nhiệm vụ học tập của mình. Vì vậy, người học sẽ tự giác, tích cực, chủ động có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt hoạt động tự học.

Động cơ tự học nảy sinh xuất phát từ ý thức trách nhiệm của chính bản thân người học. Trong q trình tự học, chính nội dung tri thức khoa học làm nảy sinh trong sinh viên sự ham hiểu biết, say mê nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học. Muốn việc tự học có kết quả thì động cơ tự học phải được cụ thể hoá thành nhiệm vụ tự học. Việc tự học có kết quả sẽ tạo động lực cho quá trình tự học tiếp theo. Nói cách khác, chính việc giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình tự học là yếu tố cơ bản để hình thành động cơ tự học.

Quản lý tốt việc tự học có thể bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp. Các biện pháp hình thành động cơ tự học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có những biện pháp giữ vai trị chủ đạo, có những biện pháp giữ vai trị phụ thuộc tuỳ theo từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng sinh viên.

*Kỹ năng tự học của sinh viên

Kỹ năng tự học là yếu tố cần thiết giúp cho người học hoàn thành nhiệm vụ tự học. Tự học là hoạt động tìm tịi, khám phá chiếm lĩnh tri thức. Do đó để tiến hành tự học, người học phải biết xác định mục tiêu, biết phân tích những điều kiện phương tiện đã có để có cách thức hành động phù hợp nhằm đạt mục tiêu hoạt động học.

Như vây, kỹ năng tự học có thể hiểu là phương thức hành động trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện kết quả mục tiêu học tập đặt ra cho phù hợp với hoàn cảnh.

Kỹ năng tự học được biểu hiện ở mặt kỹ thuật của hành động tự học và năng lực tự học của mỗi cá nhân. Nói cách khác, năng lực tự học được biểu hiện ở kỹ năng tự học. Để tự học đạt kết quả người học phải có kỹ năng tự học tương ứng: kỹ năng ghi chép, kỹ năng đọc sách, kỹ năng tập chung tư tưởng, kỹ năng nhớ, kỹ năng tự nghiên cứu, hệ thống hoá bài học, hệ thống hoá, khái quát hoá, tự kiểm tra đánh giá. Các kỹ năng tự học có mối liên hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau, có ý nghĩa quyết định đến kết quả tự học. Do đó, trong hoạt động tự học, người học phải biết vận dụng kết hợp các kỹ năng để tự điều khiển, tác động khi thực hiện hoạt động học để đạt kết quả cao. Việc huy động các kỹ năng tự học để thực hiện các mục tiêu tự học là một trong những yếu tố giúp người học đáp ứng được nội dung, chương trình đào tạo.

Có nhiều yếu tố chi phối đến hoạt động tự học, trong đó các yếu tố chủ quan đóng vai trị cốt lõi, các yếu tố khách quan đóng vai trị chi phối. Nắm được các yếu tố chi phối hoạt động tự học sẽ giúp quản lý tốt hoạt động tự học của sinh viên. Rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng tự học cùng với việc xác định mục đích, động cơ tự học, lựa chọn nội, hình thức tự học; đồng thời sinh viên phải có ý chí nỗ lực phấn đấu, tự tin vào bản thân, từ đó bồi dưỡng và phát triển hứng thú học tập, duy trì tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học trong hoạt động tự học là điều quan

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn có nhiệm vụ xác định cơ sở lí luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; HCTC, HĐTH. Sau khi trình bày các khái niệm và các thuật ngữ có liên quan tới đề tài với mục đích cuối cùng làm sáng tỏ tầm quan trọng của HĐTH của sinh viên trong đào tạo theo HCTC. Mặt khác, chương này cũng xác định nội dung của công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Qua đó, cho chúng ta một cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ. Những cơ sở lý luận này là nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường CĐSP Hà Nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)