Đánh giá thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 66 - 67)

2.3. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam

2.3.6. Đánh giá thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư

phạm Hà Nam

- Về mặt nhận thức, hầu hết sinh viên được khảo sát đều cho rằng vấn đề tự học là quan trọng và cần thiết đối với q trình nhận thức của con người nói chung và của sinh viên nói riêng.

- Về động cơ học tập, phần lớn sinh viên đã xác định được phải tự học để có kiến thức, nghiệp vụ vững vàng phục vụ cho công việc sau này, mong muốn chiếm lĩnh tri thức. Đây là nhữnng động cơ đúng đắn cần được phát huy. Tuy nhiên, trong sinh viên vẫn cịn hiện tượng học đối phó với thi cử, chưa có tinh thần cầu tiến, cịn trung bình chủ nghĩa.

trình và học trong vở ghi là chủ yếu, việc đọc và học thêm tài liệu tham khảo cịn ít. - Về kỹ năng tự học, qua khảo sát cho thấy một số sinh viên đã có những kỹ năng tự học cơ bản, nhưng bên cạnh đó cịn nhiều kỹ năng tự học chưa được thực hiện thường xuyên: lập kế hoạch tự học; đọc tài liệu tham khảo, giáo trình sau khi học và đối chiếu với những kiến thức đã học, cách tự lập đề cương, dàn ý sau khi học ở trên lớp, cách hệ thống hóa kiến thức đã học trong q trình tự học.

- Về việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ HĐTH, phần lớn sinh viên chưa có điều kiện để cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả tự học, tự nghiên cứu. Điều mà sinh viên quan tâm hơn cả là: tăng đầu sách tham khảo trên thư viện, tăng thời gian phục vụ của thư viện, phịng máy vi tính và tạo điều kiện truy cập mạng.

- Về không gian và thời gian tự học, sinh viên cịn để lãng phí thời gian, chưa

thường xuyên tự học và tham khảo tài liệu ở thư viện nhà trường.

Thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

- Thứ nhất, do chuyển đổi từ môi trường học tập phổ thông sang môi trường học tập ở trường cao đẳng đòi hỏi tự học tự nghiên cứu nhiều.

- Thứ hai, do sinh viên chưa hiểu rõ được bản chất của đào tạo theo tín chỉ là chủ yếu tự học và tự nghiên cứu, sinh viên nhìn chung cịn thiếu tính tự giác, thụ động và phụ thuộc nhiều vào bài giảng của giảng viên, khơng có nhu cầu tìm cái mới. Sinh viên chưa có kỹ năng tự học nên chưa lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp do vậy chưa đạt được kết quả cao trong học tập.

- Thứ ba, ngoài ra hoạt động tự học của sinh viên còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như phương pháp giảng dạy của giảng viên, sự giúp đỡ của cố vấn học tập, điều kiện cơ sở vật chất và công tác quản lý đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)