Thực trạng kiểm trađánh giá hoạt động tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 78 - 82)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư

2.4.4. Thực trạng kiểm trađánh giá hoạt động tự học của sinh viên

2.4.4.1. Thực trạng kiểm tra việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên

Đào tạo theo HCTC cho phép không giới hạn thời gian học tập, sinh viên tốt nghiệp khi tích lũy đủ khối lượng kiến thức được quy định và tính theo số lượng tín chỉ. Đây là quy trình đào tạo mềm dẻo, tạo điều kiện để sinh viên học tập liên thông với các ngành học hoặc trường đại học khác, học tập theo tiến độ cá nhân, hướng sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo. Sinh viên được phép lựa chọn: Học cái gì? Học lúc nào? Học ở đâu? Đặc điểm nổi bật của phương thức đào tạo này là lớp học được tổ chức theo từng học phần/ tín chỉ. Do vậy, cơng tác kiểm tra đánh giá việc lập kế hoạch tự học của sinh viên là cần thiết để giúp sinh viên xác định được mục tiêu học tập, xây dựng quá trình thực hiện hoạt động tự học và tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học theo đúng kế hoạch. Để tìm hiểu về nội dung này, chúng tơi sử dụng câu hỏi 3.2 và 3.3 thuộc phụ lục 2, kết quả thu được như bảng dưới đây:

Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra việc lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện

TX TT HK CBG

1. Kiểm tra sinh viên lập kế hoạch tự học

SL 18 12 5 15

TL 36 % 24 % 10 % 30 % 2. Kiểm tra sinh viên thực hiện

kế hoạch tự học đã được xây dựng

SL 34 13 3 0

TL 50% 26 % 16 % 8 %

Qua kết quả ở bảng 2.17 cho thấy: công tác kiểm tra việc lập kế hoạch tự học của sinh viên chưa thật sự được chú trọng, thể hiện ở mức độ thực hiện thường xuyên chỉ chiếm 36%, mức độ thỉnh thoảng chiếm 24% và có tới 30% ý kiến cho rằng chưa bao giờ kiểm tra sinh viên lập kế hoạch tự học. Trong khi đó, việc kiểm tra thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên ở mức độ thực hiện thường xuyên chỉ

đạt 50%, mức độ thỉnh thoảng chiếm 26%, 16% hiếm khi thực hiện và 8% chưa bao giờ thực hiện. Qua quan sát thực tế được biết khi bắt đầu kì học sinh viên mới biết lịch học cho mỗi mơn, mỗi học phần. Sau đó, căn cứ vào lịch học sinh viên thực hiện kế hoạch tự hoc phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của bản thân. Đa số CBBQ -GV chưa quan tâm đến việc kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch tự học và chưa để ý đến việc lập kế hoạch tự học của sinh viên. Việc kiểm tra sinh viên thực hiện kế hoạch tự học được thực hiện thường xuyên hơn do trong quá trình dạy bài mới nhiều giáo viên đã kiểm tra việc tự học của sinh viên qua phiếu học tập, phần chuẩn bị bài cá nhân hay nhóm, tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá tập thể sinh viên chủ yếu qua bài kiểm tra giữa kì hoặc cuối kì. Bằng cách quản lý này, nhà trường khó nắm bắt được chính xác việc sinh viên có thực sự tự học khơng và ở mức độ nào vì vẫn cịn hiện tượng thái độ sai trong thi cử. Do sinh viên chưa quen lập kế hoạch tự học, chưa hình thành ý thức về sự cần thiết phải lập kế hoạch tự học nên công tác này cần được kiểm tra thường xuyên hơn. Việc tiến hành kiểm tra lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học đã được xây dựng của sinh viên sẽ giúp họ xác định rõ mục tiêu tự học, xây dựng được lộ trình tự học và tự bắt buộc phải làm việc theo kế hoạch đã xây dựng. Điều này cũng rất có ích cho tương lai, sinh viên rèn được kỹ năng ln có kế hoạch đối với các nhiệm vụ của cá nhân và xã hội.

2.4.4.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên

Kiến thức của bài học phải được xem là tổng thể kiến thức sinh viên có được trên lớp và tự học tự, nghiên cứu. Từ trước đến nay chúng ta phần lớn chỉ quan tâm đến kiểm tra đánh kết quả học tập của sinh viên ở phần kiến thức các em thu lượm được qua bài giảng của giảng viên mà chưa quan tâm đến kiểm tra đánh giá những kiến thức các sinh viên tự học, tự nghiên cứu; vì thế, cần thiết phải có sự đổi mới trong thiết kế đề thi để kiểm tra đánh giá sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ. Theo chúng tơi, trong kết cấu đề thi phải bao gồm hai phần: kiểm tra kiến thức trong bài giảng của giảng viên và kiến thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên theo tỷ lệ (50/50). Để tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 thuộc phụ lục 2, kết quả thu được như bảng dưới đây:

Bảng 2.18. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên TT Các nội dung TT Các nội dung Mức độ thực hiện Kết quả TX TT HK CBG Tổng điểm Thứ bậc

1 Kiểm tra nội dung học tập, chất lượng tự học qua bài giảng trên lớp

SL 35 15 0 0

135 1

TL 70% 30 % 0 % 0 % 2 Kiểm tra nội dung: đọc tài

liệu tham khảo, làm bài tập

SL 26 14 7 3

113 2

TL 52 % 28 % 14 % 6 % 3. Kiểm tra hoạt động

ngoại khóa, nghiên cứu chuyên đề, tiểu luận theo yêu cầu của bộ môn

SL 13 10 15 12

74 4

TL 26 % 20 % 30 % 24 % 4. Kiểm tra ra đề thi học

phần, đề giữa học phần có liên quan đến nội dung tự học, tự nghiên cứu SL 6 4 29 11 55 5 TL 12 % 8 % 58 % 22 % 5. Nhận xét, đánh giá khi trả các bài kiểm tra giữa học phần và học phần

SL 18 20 12 0

106 3

TL 36 % 40% 24 % 0 %

Kết quả khảo sát ở bảng 2.18 cho thấy: mức độ thường xuyên quan tâm trong kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTH của sinh viên là: kiểm tra nội dung học tập, chất lượng tự học qua bài giảng trên lớp (thứ bậc 1). Trong đó, kiểm tra nội dung học tập, chất lượng tự học qua bài giảng trên lớp chỉ có hai mức độ: thường xuyên là 70%, thỉnh thoảng là 30%. Kiểm tra nội dung: đọc tài liệu tham khảo, làm bài tập, chuyên đề, tiểu luận theo yêu cầu của bộ môn xếp ở thứ bậc 2. Trong đó, kiểm tra nội dung đọc tài liệu tham khảo ở mức độ thường xuyên là 52%, thỉnh thoảng là 28%, hiếm khi là 14% và chưa bao giờ thực hiện là 6%. Vấn đề mà giảng viên ít quan tâm trong kiểm tra đánh giá kết quả HĐTH của sinh viên là: nhận xét, đánh giá khi trả các bài kiểm tra giữa học phần và học phần (thứ bậc 3) với tỷ lệ thường xuyên là 36%, thỉnh thoảng là 40%, hiếm khi là 24% và chưa bao giờ thực hiện là 0%. Kiểm tra hoạt

động ngoại khóa, nghiên cứu chuyên đề, tiểu luận theo yêu cầu của bộ môn (xếp thứ 4) với tỷ lệ thường xuyên là 26%, thỉnh thoảng là 20%, hiếm khi là 30% và chưa bao giờ thực hiện là 24%. Việc ra đề thi học phần, đề kiểm tra giữa học phần có liên quan đến nội dung tự học, tự nghiên cứu chưa được chú trọng (thứ bậc 5) với tỷ lệ thường xuyên là 12%, thỉnh thoảng là 8%, hiếm khi là 58% và chưa bao giờ thực hiện là 22%.

Đề thi chủ yếu thường tập trung vào những vấn đề trọng tâm, chưa mở rộng nội dung địi hỏi sinh viên tìm tịi, tự học, tự nghiên cứu để sinh viên có suy nghĩ độc lập, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Mặt khác, cách kiểm tra ở các bài kiểm tra giữa học phần cịn chưa đảm bảo tính khách quan do giảng viên vừa dạy, vừa ra đề, vừa chấm kiểm tra. Do vậy, chúng tôi nhận thấy việc đẩy mạnh cải tiến nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá là rất cần thiết. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần tác động đến HĐTH của sinh viên.

Phỏng vấn một số giáo viên tiếng Anh cho biết “trước đây giảng viên tiếng

Anh cùng với các trợ giảng người nước ngoài hàng tháng thường tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên của khoa. Nhà trường tài trợ kinh phí vì có sự hỗ trợ của đ án ngoại ngữ 2020 nhưng hơn một năm nay thì hầu như khơng cịn tổ chức nữa”. Đối với hoạt động nghiên cứu chuyên đề hay viết tiểu luận giảng viên cũng ít

thực hiện vì để sinh viên viết cần nguồn tài liệu tham khảo nhưng trên thư viện khơng có nhiều.

2.4.4.3. Thực trạng đánh giá nhận thức v tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động tự học

Nhận thức về sự cần thiết của quản lý hoạt động HĐTH của sinh viên là một trong những công tác cần thiết trong nhà trường. Để tìm hiểu về nhận thức của CBQL-GV về sự cần thiết của việc quản lý HĐHT của sinh viên trong đào tạo theo HCTC, chúng tôi chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 thuộc phụ lục 2. Các ý kiến được thể hiện ở bảng 2.19:

Bảng 2.19. Tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên

Nội dung

Mức độ đánh giá

Rất quan

trọng Quan trọng Phân vân

Không quan trọng

Mức độ quan trọng trong quản lý hoạt động tự học của sinh viên

SL TL SL TL SL TL SL TL

45 90% 4 8% 1 2 % 0 0 %

Số liệu bảng 2.19 cho thấy, đa số CBQL-GV cho rằng quản lý HĐHT của sinh viên là rất quan trọng và quan trọng (chiếm 90%). Bên cạnh đó, có 6% CBQL-GV và 4% giáo viên còn phân vân hoặc chưa thấy được sự quan trọng của việc quản lý HĐHT của sinh viên trong đào tạo theo HCTC. Tỷ lệ này phản ánh một số nguyên nhân liên quan đến tình hình quản lý HĐTH của sinh viên cịn phần nhiều mang tính hình thức; tác dụng, hiệu quả của cơng tác này còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà nam đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)