Quản lí HĐTH của sinh viên là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý học tập ở trường cao đẳng bởi vì việc học tập do sinh viên thực hiện một cách có ý thức và chủ động. Bản chất quản lí việc tự học của sinh viên là những tác động có mục đích, có phương hướng của chủ thể quản lý đến quá trình tự học của sinh viên làm cho sinh viên tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính mình, nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
Như vậy, quản lý hoạt động tự học của sinh viên là một hệ thống các tác động sư
phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến tồn bộ q trình tự học của sinh viên nhằm thúc đẩy sinh viên tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân.
Quản lý việc tự học là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng bắt đầu từ lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra.
1.4.1. Kế hoạch hoá hoạt động tự học của sinh viên
1.4.1.1.Kế hoạch hoá hoạt động tự học cho sinh viên
Lập kế hoạch quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhằm giúp sinh viên thực hiện hoạt động tự học nhằm đạt mục tiêu tự học đề ra. Nhà trường lập kế hoạch chung để thực hiện công tác quản lý đào tạo chung trong toàn đơn vị, bao gồm quản lý hoạt động giáo dục trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ tự học, đánh giá kết quả tự học.
1.4.1.2. Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tự học
Do tính chất linh hoạt của HCTC, sinh viên có thể học theo nhịp độ cá nhân, vì vậy, mỗi sinh viên đều phải có kế hoạch tự học cá nhân. Sinh viên lập kế hoạch tự học cho từng năm học, cho cả khóa học, bao gồm các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn, thời gian phù hợp cho việc đăng ký học tập các môn học. Nhà trường cần tổ chức hướng dẫn cho sinh viên để sinh viên làm quen với việc lập kế hoạch tự học cá nhân thông qua các cuộc tập huấn ngay thời điểm sinh viên mới vào trường. Đồng thời, cố vấn học tập hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tự học cụ thể của cá nhân. Khi đó, sinh viên sẽ biết cách phối hợp mọi nguồn lực cá nhân, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp để có thể đạt được mục tiêu học tập của mình.
1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tự học của sinh viên
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tự học của sinh viên được phân ra làm ba cấp độ quản lý gồm ban giám hiệu; các phịng ban, khoa chun mơn và tổ bộ mơn.Trong đó:
(i) Cấp trường (Ban giám hiệu): chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác sinh viên trong trường; Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ GD-ĐT, ngành, địa phương trong công tác sinh viên, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và dân
chủ trong công tác sinh viên ; bảo đảm các điều kiện để phát huy vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam trong công tác sinh viên .
Khoản 4 Điều 3 của Thông tư số 57/2012/ Bộ GD-ĐT quy định: “ Hiệu trưởng quy định việc tính số giờ giảng dạy của giảng viên cho các học phần trên cơ sở số giờ giảng dạy trên lớp, số giờ thực hành, thực tập, số giờ chuẩn bị khối lượng tự học cho sinh viên, đánh giá kết quả tự học của sinh viên và số giờ tiếp xúc sinh viên ngoài giờ lên lớp. [4]
(ii) Cấp đơn vị: - Phòng Cơng tác sinh viên, phịng Đào tạo và các phịng ban là đơn vị tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường trong chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức triển khai cơng tác sinh viên trong tồn trường. Quản lý sinh viên về các mặt học tập và rèn luyện.
- Khoa đào tạo là đơn vị trực tiếp quản lý toàn diện sinh viên và triển khai các hoạt động học tập và rèn luyện sinh viên thông qua giáo viên chủ nhiệm, chi đoàn và lớp sinh viên, lớp tín chỉ (lớp học phần). Phân công trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tự hoc cho tổ bộ môn và cố vấn học tập.
(iii) Tổ bộ môn: - Tổ chức phân công giảng viên giảng dạy
- Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng nội dung tự học cho sinh viên trong đề cương chi tiết của học phần.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đề cương môn học.
1.4.3. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tự học của sinh viên
1.4.3.1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tự học của sinh viên:
Tổ chức việc tự học cho sinh viên bao gồm sự tổ chức điều khiển của giảng viên và sự tổ chức, tự điều khiển của sinh viên. Cả hai hoạt động đều phải thống nhất với nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp sinh viên tiến hành tự học đạt kết quả.
Tổ chức việc tự học trước hết, người học phải biết tự sắp xếp cơng việc theo đúng kế hoạch, trình tự. Mặt khác, tự học có nhiều khâu tiến hành thơng qua hoạt động học tập. Do vậy, giảng viên phải làm cho người học “học đúng cách, làm cho
người học biết cách học và cách đó là khả thi ”, phải làm cho họ biết bố trí các cơng
việc đã tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các phương tiện cần thiết để hồn thành từng cơng việc, biết đánh giá kết quả tự học của bản thân.
ra, cơng việc này địi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò và các lực lượng tham gia quản lý của nhà trường.
Trong học chế tín chỉ, thời gian học tập của sinh viên trên lớp chiếm 30%, khoảng thời gian còn lại cho các hoạt động khác hỗ trợ học tập như tự học, tìm tài liệu, làm bài tập. Thời gian trên lớp ít, hình thức tổ chức lớp học thay đổi, đa dạng và phong phú hơn. Điều này dẫn đến công tác quản lý giờ lên lớp của sinh viên gặp nhiều khó khăn hơn. Theo quan điểm của các chuyên gia, đào tạo theo HCTC đồng nghĩa với việc tăng tính chủ động tích cực của sinh viên trong học tập. Để giờ học trên lớp được tổ chức có hiệu quả, giáo viên cần xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết và thực hiện chương trình giảng dạy nghiêm túc, sáng tạo, áp dụng các hình thức tổ chức dạy học mới, duy trì được khơng khí làm việc tích cực, thực hiện đánh giá sinh viên theo quá trình giảng dạy trên lớp. Chỉ đạo HĐTH của sinh viên theo học chế tín chỉ là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu. Theo quy định, để có thể tham gia một giờ học tập trên lớp có sự hướng dẫn của gíáo viên, sinh viên cần có từ 2-3 giờ tự học chuẩn bị bài ngồi giờ lên lớp. Nội dung hoạt động tự học của sinh viên gồm những kiến thức liên quan đến môn học. Sinh viên cần đọc các tài liệu do giáo viên giới thiệu trong đề cương môn học, tiến hành thực hành, thí nghiệm liên quan đến mơn học.
Quản lý nội dung giảng dạy, quy trình kiểm tra - đánh giá theo đúng yêu cầu được xác định trong đề cương môn học là trách nhiệm của bộ máy quản lý trong nhà trường, là trách nhiệm của từng cán bộ giảng viên, trưởng bộ môn, chủ nhiệm khoa và được thực hiện trong sự kiểm tra giám sát của các bộ phận quản lý chức năng, đặc biệt là hoạt động của phịng Cơng tác học sinh – sinh viên và phòng Đào tạo.
1.4.3.2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong quản lý hoạt động tự học của sinh viên
Nhà trường thực hiện công tác quản lý đối với các hoạt động dạy học như quản lý thực hiện các mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, CSVC và thiết bị. Quản lý môi trường dạy học là một yêu cầu cần thiết, gồm phối hợp các đơn vị chức năng và các tổ chức đoàn thể trong trường để xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, hoàn thành mục tiêu giáo dục.
1.4.3.3. Tạo lập các đi u kiện bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện tự học cho sinh viên
CSVC chất là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình tự học, là điều kiện không thể thiếu trong nhà trường. Đầu tư và khai thác triệt để CSVC cho HĐTH và quản lý đào tạo được coi là giải pháp ưu tiên trong đào tạo theo HCTC. Quản lý đào tạo theo HCTC khơng chỉ làm tăng tính mềm dẻo, linh hoạt của quy trình đào tạo, mà cịn tăng cường tính chủ động, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Môi trường CNTT tốt, trang thiết bị phục vụ cho đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hỗ trợ cho công tác quản lý học tập và giảng dạy một cách có hiệu quả. Đào tạo theo HCTC cần nhiều khơng gian và diện tích xây dựng cho HĐTH như các hình thức tổ chức học tập theo nhóm thảo luận, phịng chờ cho sinh viên giữa các lớp học phần, phòng đọc, nơi để thực hiện các bài tập, chuẩn bị các chuyên đề. Sinh viên cần nhiều không gian để thực hiện các hoạt động tự học như ở thư viện, ở giảng đường. Các trường cần có những định hướng ưu tiên đầu tư cho xây dựng, nâng cấp hệ thống thư viện điện tử hiện đại, tăng diện tích sử dụng của thư viện. Áp dụng CNTT hỗ trợ cho công tác quản lý đào tạo theo HCTC đảm bảo tính khoa học. Tổ chức tốt cơng tác quản lý đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập theo HCTC. Bằng phần mềm quản lý đào tạo, việc quản lý HĐHT của sinh viên trở nên nhanh chóng và chính xác. Sinh viên có thể đăng ký học, thi vào bất cứ thời gian nào và ở bất cứ đâu, có thể tìm hiểu thơng tin liên quan đến học tập như thời khóa biểu, hình thức và địa điểm tổ chức lớp học. Đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công việc chuyển đổi từ phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo HCTC.
1.4.4. Kiểm tra hoạt động tự học của sinh viên
1.4.4.1.Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên:
Đặc trưng của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt sinh viên vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học. Sinh viên là chủ thể chủ động khám phá và lĩnh hội tri thức. Cũng giống như các vấn đề xã hội khác, hoạt động tự học của sinh viên bên cạnh những ưu điểm cũng tồn tại những nhược điểm rất dễ xảy ra như: khả năng xa rời mục tiêu, khơng tự đánh giá, kiểm sốt được tính chuẩn xác của tài liệu trong nguồn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Những yếu tố kể trên có thể làm sai lệch chất lượng tự học, làm cho hoạt động tự học không đạt được hiệu quả mong
muốn. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kịp thời chất lượng tự học của sinh viên nhằm khắc phục những nhược điểm rất có thể xảy ra trong hoạt động tự học.
1.4.4.2. Kiểm tra hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động tự học của sinh viên
Kiểm tra hoạt động của bộ máy quản lý HĐTH của sinh viên theo HCTC nhằm giúp cho bộ máy hoạt động theo đúng mục đích, đảm bảo quy trình đã được xây dựng và đạt được hiệu quả cao. Công tác kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Hệ thống quản lý HĐTH của sinh viên theo HCTC gồm nhiều thành phần trong trường tham gia quản lý bằng cơng cụ pháp lý đó là Luật giáo dục, các thông tư hướng dẫn, các quy định của Bộ GD-ĐT và các quy định của cơ sở giáo dục. Sự phối hợp của các đơn vị chức năng trong nhà trường cũng là đối tượng để kiểm tra nhằm đảm bảo việc quản lý HĐTH của sinh viên được thực hiện theo đúng quy định và đạt mục tiêu quản lý. Công tác kiểm tra bộ máy quản lý HĐTH của sinh viên cần được kiểm tra thường xuyên nhằm theo dõi sự tiến bộ của hệ thống. Thông tin thu được qua các đợt kiếm tra được phân tích để sử dụng cho mục đích cải thiện công tác quản lý cho phù hợp với thực tiễn. Đánh giá công cụ pháp lý đối với công tác quản lý HĐTH của sinh viên trong trường cao đẳng, đại học theo HCTC là yêu cầu cần thiết và cần được tiến hành thường xuyên. Đối với mỗi chính sách quy định ban hành, cần được theo dõi đánh giá mức độ phù hợp với mục đích quản lý và đối tượng bị quản lý. Thông tin thu được nhằm điều chỉnh kịp thời các quy định quy chế ban hành để trở thành hành lang pháp lý tốt cho môi trường quản lý trong nhà trường.