2.3. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam
2.3.5. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên
2.3.5.1. Thực trạng đi u kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên
Trong thời đại bùng nổ của khoa học và công nghệ, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập, đặc biệt là với máy vi tính và mạng internet sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về phương pháp giảng dạy của thầy và HĐTH của trò. Các phương tiện hỗ trợ HĐTH của sinh viên như: sách, báo, đài, tivi, tạp chí, máy vi tính, cassette giúp cho người học tự học mà không cần sự trợ giúp của giáo viên. Để tìm hiểu về mức độ đánh giá điều kiện CSVC đảm bảo cho HĐTH của sinh viên chúng tôi đặt câu hỏi số 6- phụ lục 1, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá điều kiện CSVC đảm bảo cho HĐTH của sinh viên HĐTH của sinh viên
TT Điều kiện cơ sở vật chất Tốt Mức độ đánh giá (T) Khá (Khá) Trung bình (TB) Yếu (Y)
1. Học liệu cho các môn học (giáo trình, sách bài tập, băng, đĩa …)
SL 135 15 0 0
TL 90% 10 % 0% 0%
2. Nguồn tài liệu tham khảo trên thư viện
SL 76 41 29 4
TL 51 % 27 % 19 % 3 % 3.
Phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho việc tự học (đài, tivi, mạng internet …) SL 87 41 15 7 TL 50% 27 % 10 % 5 % 4. Phịng học bộ mơn SL 79 35 36 0 TL 53 % 23 % 24 % 0 % 5. Phịng học nhóm SL 94 51 5 0 TL 63% 34% 3% 0 %
Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá điều kiện CSVC đảm bảo cho HĐTH của sinh viên
Qua quan sát biểu đồ 2.4 cho học liệu các môn học được đánh giá tốt ở mức độ cao nhất chiếm tới 90%, 10% ở mức độ khá, khơng có trung bình và yếu. Các chỉ số khác như: tài liệu tham khảo trên thư viện có 51% ý kiến đánh giá tốt, 27% đánh giá mức độ khá, 19% đạt mức trung bình và 3% ở mức độ yếu. Các phương tiện hỗ trợ HĐTH như: đài, tivi, băng hình, cassete, đĩa CD, Internet có 58% sinh viên đánh giá tốt, 17% đánh giá mức độ khá, 10% đạt mức trung bình và 5% ở mức độ yếu. Tương tự như vậy phịng học bộ mơn có 53% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt 23% đánh giá mức độ khá, 24% đạt mức trung bình và 0% ở mức độ yếu và phịng học nhóm là 63%, 34% đánh giá mức độ khá, 3% đạt mức trung bình và 0% ở mức độ yếu. Như vậy, trên 50% sinh viên đánh giá các tiêu chí về điều kiện CSVC ở mức tốt. Qua gặp gỡ, trao đổi với một số sinh viên cho biết: “Chúng em có tiết buổi sáng,
buổi chi u muốn ở lại học nhóm nhưng các phịng học chỉ mở cho những lớp học chính khố ”. Nhà trường có số lượng phòng học nhiều nhưng chưa sử dụng hết hiệu quả
CSVC phục vụ cho HĐTH của sinh viên.
2.3.5.2. Địa điểm tự học của sinh viên
Để tìm hiểu về mức độ địa điểm tự học của sinh viên chúng tôi đặt câu hỏi số 5- phụ lục 1, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8: Thực trạng về địa điểm tự học của sinh viên
TT Địa điểm tự học Mức độ thực hiện TX TT HK CBG 1. Gia đình/ Kí túc xá/Nhà trọ SL 144 6 0 0 TL 96 % 4 % 0 % 0 % 2. Thư viện SL 41 15 87 7 TL 27% 10 % 58 % 5 % 3. Phòng học nhóm/ Giảng đường/ Hội trường/
SL 11 28 92 19
TL 7 % 19 % 61 % 13 %
4. Bất kì chỗ nào khác SL 5 51 94 0
TL 3% 34% 63% 0 % Qua kết quả ở bảng 2.8 chúng ta nhận thấy phần đông sinh viên tự học tại gia đình hoặc ký túc xá chiếm tỷ lệ 96% vì các em cho rằng học tại những nơi này khơng bị ảnh hưởng, có thể tập trung vào việc học tập hơn, không bị chi phối bởi những việc
xung quanh. Chỉ có 7% ý kiến được hỏi thưòng xuyên tự học ở phịng học nhóm nhưng có tới 61% ý kiến được hỏi hiếm khi tự học ở phịng học nhóm. Trong khi đó, 63% số ý kiến trả lời hiếm khi học ở nơi khác và chỉ có 3% ý kiến được hỏi thưịng xun tự học ở nơi khác. Thư viện là người thầy thứ hai của sinh viên, là nơi cung cấp nhiều tài liệu, sách tham khảo, tra cứu phục vụ cho việc tự học, nhưng chỉ có 27% sinh viên thường xuyên lên thư viện để học, 58% số sinh viên hiếm khi lên thư viện. Như vậy, sinh viên chưa quan tâm đến việc khai thác và sử dụng các phương tiện hỗ trợ học tập hiện có của nhà trường; chưa quan tâm rèn luyện, tìm tịi để cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả của HĐTH, tự nghiên cứu qua các phương tiện hỗ trợ học tập hiện đại. Để tìm hiểu nguyên nhân sinh viên ít thường xuyên đến thư viện để tự học so với tự học ở kí túc xá (nhà trọ), chúng tơi đã phỏng vấn bạn Thuý Hằng – sinh viên lớp tiếng Anh K18 cho biết:“ Em cũng muốn lên thư viện thường
xuyên hơn nhưng tài liệu tài liệu tham khảo dành cho chuyên ngành tiếng Anh hầu như khơng có trong khi đó mơn học của chúng em cần sử dụng mạng internet thì ở trường rất khó truy cập vào mạng”. Như vậy, sinh viên cũng có nhận thức đến thư viện là
rất cần thiết, nhưng do thư viện chưa phong phú về tài liệu tham khảo các chuyên ngành và các phương tiện hỗ trợ cho việc tự học còn chưa tốt. Mặt khác, về mặt chủ quan, đọc sách chưa trở thành thói quen nên sinh viên chưa tích cực, say mê đọc sách. Việc đánh giá điều kiện CSVC trên thư viện còn chưa tốt như trên cũng là một ngun nhân dẫn đến việc sinh viên khơng tích cực lên thư viện.
2.3.5.3. Thực trạng thời gian dành cho tự học của sinh viên
Ngoài cơ sở vật chất, thời gian tự học cũng là một điều kiện để đảm bảo cho việc tự học đạt hiệu quả. Để tìm hiểu về thời gian sinh viên dành cho tự học, chúng tôi đặt câu hỏi số 7 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9: Thực trạng thời gian tự học của sinh viên
STT Thời gian SL TL Thứ bậc 1 Dưới 1 giờ 5 3% 6 2 Từ 1 đến 2 giờ 9 6 % 4 3 Từ 2 đến 3 giờ 90 60 % 1 4 Từ 3 đến 4 giờ 25 17 % 2 5 Từ 4 đến 5 giờ 14 9 % 3 6 Trên 5 giờ 7 5 % 5
Biểu đồ 2.5: Thực trạng thời gian tự học của sinh viên
Căn cứ vào biểu đồ 2.5 cho thấy: Sinh viên dành thời gian cho tự học là rất khác
nhau, thời gian trung bình một ngày sinh viên dành từ 3 đến 4 giờ cho tự học chỉ chiếm 17 %, chỉ có 9% số sinh viên dành bốn đến năm tiếng cho thời gian tự học và trên 5 giờ đạt tỷ lệ rất thấp là 5%. Đa số (chiểm tỉ lệ 60%) sinh viên dành từ 2 đến 3 giờ một ngày cho việc tự học. Với thời lượng như vậy chưa đảm bảo thời gian quy định cho tự học theo đào tạo theo HCTC. Điều này chứng tỏ sinh viên cịn để lãng phí thời gian, chưa chủ động trong việc lập thời gian biểu học tập, chưa thật sự học khi có yêu cầu của giảng viên. Việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do sinh viên chưa có ý thức cao, còn thiếu chủ động, tự giác trong tự học, chưa biết sử dụng giờ tự học một cách hiệu quả. Một bộ phận sinh viên còn sử dụng thời gian rảnh rỗi đi làm thêm, dạy thêm hoặc chơi thể thao, chơi trò chơi điện tử trực tuyến trên mạng Internet hay nghe nhạc.