Xây dựng môi trường thuận lợi phát huy vai trò cuả đội ngũ cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học quận lê chân, thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 102 - 106)

5 Kết quả đánh giá, xếp loại được sử dụng để tổ chức bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ

3.3.7. Xây dựng môi trường thuận lợi phát huy vai trò cuả đội ngũ cán bộ quản lí

bộ quản lí

3.3.7.1. Ý nghĩa của biện pháp

Đảm bảo điều kiện làm việc, thực hiện tốt chế độ chính sách, tạo mơi trường thuận lợi đối với CBQL ở các trường tiểu học nhằm tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chế độ chính sách phù hợp, thiết thực là

động lực thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL; chế độ khen thưởng, kỉ luật kịp thời giúp cho đội ngũ CBQL luôn gương mẫu chấp hành kỷ luật, làm việc đúng pháp luật, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường đi đúng hướng. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ, thách thức vô cùng to lớn, các chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật vô cùng quan trọng.

Xây dựng văn hóa nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt tạo nên “thương hiệu” của mỗi trường. Mơi trường làm việc thân thiện, bầu khơng khí đồn kết, cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, có sự phối hợp hoặc cạnh tranh lành mạnh… cả bên trong với bên ngoài sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh trước những tác động của xã hội.

Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho XH; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường tiểu học sẽ phát huy vai trò sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Để phát huy thế mạnh của đội ngũ CBQL, phòng GD&ĐT quận cần chú trọng xây dựng động lực làm việc cho đội ngũ CBQL, trong đó chú ý 3 yếu tố, đó là: khả năng (biết làm), có điều kiện để làm và muốn làm. Hội tụ 3 yếu tố này, đội ngũ CBQL khơng những hồn thành nhiệm vụ được giao mà còn sáng tạo, tâm huyết với nghề và chủ động trước những yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng môi trường thuận lợi phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học được tập trung vào ba vấn đề chính sau:

(1) Đảm bảo điều kiện làm việc và hồn thiện chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL trường tiểu hoc:

- Tập trung huy động các nguồn lực tăng cường CSVC, trang thiết bị cho các nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL làm tốt cơng tác quản lí nhà trường;

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Nhà nước đối với CBQL trường tiểu học (tiền lương, phụ cấp); bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng, kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ CBQL trong việc thực hiện chế độ chính sách. Có chế độ, chính sách hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho CBQL đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ .

- Đánh giá đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi CBQL làm cơ sở thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; xử lí nghiêm túc, kịp thời đối với những CBQL vi phạm kỉ luật. Động viên, khích lệ kịp thời, chăm lo đời sống vật chất và tinh thấn đội ngũ CBQL (tiền thưởng, nâng lương trước thời hạn).

(2) Xây dựng văn hóa nhà trường

- Xây dựng văn hóa tổ chức trong toàn ngành và trong các nhà trường. Tạo sự thống nhất về nhận thức các quan điểm giáo dục, các giá trị nhân văn cao quý trong toàn thể CB, GV và NV các trường tiểu học;

- Xây dựng truyền thống tốt đẹp của ngành, của các nhà trường; hình thành nền nếp quản lí, đẩy mạnh kỉ cương, xây dựng quy chế làm việc khoa học; tạo khơng khí dân chủ; xây dựng văn hóa ứng xử, quan hệ quản lí tốt đẹp giữa các thành viên trong tập thể; chú trọng giải quyết các xung đột, khuyến khích CBQL tích cực, sáng tạo trong cách làm để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

(3) Giao quyền tự chủ cho các trường tiểu học

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nhằm đảm bảo kế hoạch phát triển số lượng, chất lượng giáo dục thông qua việc xây dựng kế hoạch, hình thức tổ chức, biện pháp quản lí trong nhà trường; tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của nhà trường; đảm bảo một phần chi phí hoạt động để xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục.

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự: trên cơ sở quy mô trường, lớp hàng năm; căn cứ định mức biên chế được giao theo Thông tư liên tịch số 35 /2006/TTLT-BGDĐT-BNV, hiệu trưởng sẽ bố trí sắp xếp nhân sự đúng vị trí cơng tác, đủ số lượng yêu cầu và được quyền kí hợp đồng đối với các vị trí cịn thiếu so với định biên để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của trường.

- Tự chủ về tài chính: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, HT quyết định một số mức chi quản lí, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; căn cứ tính chất cơng việc, HT được quyết định phương thức khốn chi phí cho từng bộ phận, từng tổ trong đơn vị; quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm các khoản theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.

3.3.7.3. Cách thức thực hiện

- Phòng GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC, trang thiết bị cho các nhà trường theo hướng tập trung, khơng dàn trải, trong đó ưu tiên các trường xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt những trường khó khăn về CSVC hoặc CSVC đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn...; tổ chức cuộc thi trường "xanh - sạch - đẹp", "trường học an toàn", "lớp học kiểu mẫu"...

- Phòng GD&ĐT quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương tới các trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và sử lí nghiêm những trường hợp vi phạm chế độ chính sách đối với CBQL và GV; tham mưu với UBND quận xây dựng chế độ, chính sách hỗ trợ CBQL đi đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập kinh nghiệm; luân chuyển hợp lí để tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Phòng GD-ĐT xây dựng và thực hiện Quy chế làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường phân cấp cho cơ sở;

- Chỉ đạo các trường làm tốt công tác XHH giáo dục, tập trung các nguồn lực xây dựng CSVC, tăng cường trang thiết bị phục vụ các hoạt động trong nhà trường; xây dựng văn hóa tổ chức trong các trường học.

- Để thực hiện giao quyền tự chủ cho các trường Tiểu học, Phòng GD&ĐT cần tiến hành các bước sau:

+ Xây dựng Đề án phân cấp quản lí cho các trường tiểu học; + Tổ chức hội thảo để xây dựng Đề án;

+ Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phịng Tài chính – Kế hoạch quận trình UBND quận phê duyệt Đề án;

+ Hướng dẫn các trường tiêu học tổ chức thực hiện.

+ Tổ chức kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ các trường thực hiện quyền hạn được giao theo phân công, phân cấp.

3.3.7.4 Các điều kiện thực hiện

- Sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác thực hiện của đội ngũ CB, GV, NV các nhà trường, các ban ngành đoàn thể của địa phương và đặc biệt là PHHS;

- Lãnh đạo quận phải mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tạo điều kiện, đảm bảo cho các trường tiểu học thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Phòng GD&ĐT tăng cường các hoạt động theo dõi, giám sát, hướng dẫn để các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học quận lê chân, thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)