Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học quận lê chân, thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 29)

Quy hoạch đội ngũ CBQL là một trong những hoạt động quản lí của người quản lí và các cơ quan quản lí, giúp cho người quản lí và các cơ quan quản lí biết được số lượng, cơ cấu về tuổi, trình độ chun mơn, giới tính… của đội ngũ CBQL từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp. Quan trọng hơn, việc quy hoạch làm cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lí vào hoạt động quản lí trong ngành giáo dục nói chung và trong các trường Tiểu học nói riêng.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học đứng trên phương diện cơng tác quản lí của Phịng GD&ĐT gồm:

- Dựa trên số liệu điều tra phổ cập hàng năm của quận để dự báo quy mô phát triển trường lớp Tiểu học hàng năm, trong 5 năm tới hoặc 10 năm...

- So sánh số lượng CBQL hiện có tại các trường Tiểu học với định mức biên chế CBQL trường Tiểu học được quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ. Xây dựng đội ngũ CBQL trường Tiểu học là phải tạo được đội ngũ HT, PHT các trường Tiểu học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Về số lượng CBQL phải đủ so với định biên quy định, phải có cơ cấu hợp lí. Độ tuổi và tỉ lệ cán bộ nữ phải phù hợp với điều kiện của từng nhà trường và của tồn quận để đảm bảo tốt tính kế thừa và phát triển. Mỗi trường có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau:

+ Trường hạng 1 có khơng q 2 PHT. + Trường hạng 2, hạng 3 có 1 PHT.

+ Trường tiểu học có từ 5 điểm trường trở lên được bố trí thêm 1 PHT.

Một chức danh CBQL có thể quy hoạch nhiều người, một người có thể quy hoạch nhiều chức danh, đảm bảo đội ngũ cán bộ kế cận phải có cơ cấu hợp lí. Quy hoạch thường gắn kết với các khâu: nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp, sử dụng, bãi miễn. Quy hoạch luôn được xem xét, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh hàng năm như: có thể đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, đồng thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng. Sau khi quy hoạch tạo nguồn CBQL cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ cho cán bộ dự nguồn để rèn luyện, thử thách, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của cán bộ.

- Xác định những yếu tố môi trường KT-XH của địa phương có ảnh hưởng đến phát triển GDTH, từ đó chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học của quận.

- Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học của địa phương dựa trên phân tích thực trạng và dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ từng

trường để từ đó đề ra mục tiêu quy hoạch, trong đó có các mục tiêu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất của đội ngũ CBQL trường Tiểu học trong từng năm và giai đoạn 5 năm, 10 năm… phù hợp với quy mô phát triển GDTH của quận.

- Đưa ra các biện pháp thực hiện quy hoạch phù hợp, trong đó có các biện pháp về nhận thức, chính sách và cơ chế, đào tạo và bồi dưỡng, điều động và luân chuyển, nguồn cung cấp CBQL, nhân lực và tài lực để thực hiện quy hoạch… Đồng thời, đưa ra các đề nghị hoặc kiến nghị cần thiết (nếu có) để thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học quận lê chân, thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)