1.1.2.3 .Hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo
2.1. Cấu trúc, mục tiêu, nội dung chƣơng trình Lịch sử phổ thơng
2.1.1. Cấu trúc
Chƣơng trình lịch sử ở trƣờng phổ thơng gồm hai phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. Phần Lịch sử thế giới trong chƣơng trình đƣợc trình bày theo tiến trình lịch sử nhân loại, qua 5 hình thái kinh tế xã hội (cơng xã ngun thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa). Việc phân kì lịch sử đều thống nhất: thời nguyên thủy, thời cổ đại, trung đại, cân đại và hiện đại. Phần Lịch sử Việt Nam trong chƣơng trình cũng đƣợc trình bày một cách hệ thống theo tiến trình lịch sử từ nguồn gốc đến năm 2000. Nội dung kiến thức đƣợc trình bày khái quát, các sự kiện đƣợc giới thiệu hệ thống theo từng giai đoạn lịch sử
Cấu trúc chƣơng trình mơn học ở từng lớp đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Ở lớp 10, phần Lịch sử thế giới gồm 2 giai đoạn: thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại; Thời cận đại (thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX). Phần Lịch sử Việt Nam giữ vị trí chủ yếu trong chƣơng trình. Nội dung khái quát 4 giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc cho đến cuối thời phong kiến (từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X, thế kỉ X – XV, thế kỉ XVI – XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX
Ở lớp 11, chƣơng trình gồm hai phần: lịch sử thế giới thời kì cận đại từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, và lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945. Phần lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc năm 1858 đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918.
Ở lớp 12, chƣơng trình tập trung vào nội dung phần lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000), cập nhật thêm một số sự kiện quan trọng diễn ra sau năm 2000. Phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 đề cập đến các chủ đề lớn nhƣ: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1919 - 1945); cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
lƣợc (1946 - 1954); cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc (1954 - 1975); công cuộc khôi phục và phát triển đất nƣớc sau khi thống nhất đất nƣớc và công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay.
2.1.2. Mục tiêu
Kiến thức
+ Biết đƣợc những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bƣớc phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến hiện đại. Chú trọng đến những nội dung quan trọng nhất để hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử lồi ngƣời, những nền văn minh, những mơ hình xã hội tiêu biểu, lịch sử các nƣớc trong khu vực và các sự kiện lịch sử thế giới có ảnh hƣởng lớn, liên quan đến lịch sử nƣớc ta.
+ Hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay, trên cơ sở biết những sự kiện tiêu biểu của từng thời kì, những chuyển biến lịch sử và sự phát triển hợp qui luật của lịch sử dân tộc trong sự phát triển chung của thế giới
+ Hiểu biết về một số nội dung cơ bản về nhận thức xã hội nhƣ: kết cấu xã hội loài ngƣời, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ thống xã hội, vai trò to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch sử, vai trị của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo ra các chuyển biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử.
Về kĩ năng: hình thành các kĩ năng nhƣ:
+ Xem xét các sự kiện trong các quan hệ không gian, thời gian. + Làm việc với SGK và các nguồn sử liệu
+ Liên hệ, vận dụng kiến thức các mơn học liên quan để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch sử
+ Bồi dƣỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (điều tra, thu thập, xử lý thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thơng báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và để tiếp nhận kiến thức mới….)
+ Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho học sinh thông qua các nguồn sử liệu khác nhau.
Về thái độ
+ Bồi đắp tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, có thái độ trân trọng đối với các di sản trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc
+ Trân trọng nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hịa bình, tiến bộ xã hội
+ Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc
+ Có những phẩm chất cần thiết của ngƣời cơng dân: thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với đất nƣớc; yêu lao động; sống nhân ái, có kỉ luật, tơn trọng và làm theo pháp luật, đồn kết dân tộc và quốc tế
2.2.3. Nội dung chƣơng trình mơn Lịch sử THPT
Lớp 10
Phần lịch sử thế giới lớp 10 đƣợc dạy trong 31 tiết bao gồm phần lịch sử giới nguyên thủy, cổ đại và trung đại (16 tiết), lịch sử thế giới cận đại (15 tiết). Phần Lịch sử Việt Nam đƣợc dạy trong 16 tiết bao quát tiến trình lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Cụ thể:
Phần Lịch sử thế giới cung cấp một bức tranh khái quát về xã hội loài ngƣời thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại với những thành tựu văn hóa tiêu biểu của một số quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á, Tây Âu. Phát kiến địa lí đã làm nảy sinh quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, các cuộc cánh mạng tƣ sản nổ ra và dẫn đến sự ra đời của các nƣớc tƣ bản. Sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tƣ bản bên cạnh mặt tích cực là làm cho nền kinh tế các quốc gia phát triển thì cúng có mặt hạn chế. Phong trào cơng nhân ra đời dƣới sự lãnh đạo của Mác – Ăng ghen và Lênin.
Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX: đã chỉ rõ những địa điểm và di vật về Ngƣời tối cổ trên đất nƣớc ta; sự tan rã của xã hội nguyên thủy và sự
hình thành các quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nƣớc Việt Nam (Văn Lang – Âu Lạc, Champa, Phù Nam). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phƣơng Bắc đã làm bùng nổ các cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta trong thời kì này. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngơ Quyền đã chấm dứt sự thống trị của phong kiến phƣơng Bắc và bắt đầu của chế độ phong kiến Việt Nam. Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Lớp 11
Chƣơng trình, nội dung SGK Lịch sử lớp 11 THPT bao gồm ba phần: Lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo chƣơng trình lịch sử thế giới cận đại học từ lớp 10) dạy trong 10 tiết; Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945) dạy trong 11 tiết; Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) dạy trong 9 tiết. Cụ thể:
Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 trình bày những nét khái quát về các nƣớc châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX). Hai cuộc chiến tranh thế giới (Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 và Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945). Cách mạng tháng Mƣời Nga thành công năm 1917 đã mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử thế giới, phá vỡ thế một cực tƣ bản chủ nghĩa của Mĩ.
Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918): Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn hèn kém, bạc nhƣợc lần lƣợt dâng nƣớc ta cho giặc. Đối lập với nhà Nguyễn, phong trào đấu tranh chống Pháp của binh lính triều đình, sĩ phu u nƣớc và nhân dân nổ ra mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào Cần Vƣơng (1884 - 1896). Sự thất bại của phong trào Cần Vƣơng (1896) và việc nhà Nguyễn kí hiệp ƣớc Giáp Thân (1884) đã đánh dấu sự hoàn thanh xâm lƣợc của quân Pháp tại Việt Nam. Chúng bắt tay vào công cuộc khái thác thuộc địa, làm cho xã hội Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc.
Lớp 12
Chƣơng trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử 12 THPT bao gồm hai phần: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam với số tiết giảng dạy là 53 tiết. Trong đó, phần lịch sử thế giới là 14 tiết; phần lịch sử Việt Nam dạy trong 32 tiết với 2 tiết lịch sử địa phƣơng, 5 tiết củng cố kiến thức và kiểm tra. Cụ thể:
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000: Sự hình thành trật tự hai cực do hai siêu cƣờng Xô – Mĩ đứng đầu mỗi cực sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Lịch sử thế giới giai đoạn này cũng trình bày khái quát của các nƣớc Á, Phi và Mĩ Latinh. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đƣa xã loài ngƣời bƣớc sang một kỉ nguyên mới với những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật
Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000: Chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp đã làm biến đổi sâu sắc tình hình kinh tê, xã hội Việt Nam. Giai cấp công nhân và tƣ sản ra đời, bƣớc lên vũ đài chính trị. Phong trào yêu nƣớc đấu tranh chống Pháp của các tầng lớp nhân dân (công nhân, nông dân, tƣ sản, tiểu tƣ sản) diễn ra mạnh mẽ. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là một bƣớc ngoặt lịch sử vĩ đại. Đảng ra đời đã đƣa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Đất nƣớc thống nhất, Nam – Bắc thu về một mối nhƣng những hậu quả của chiến tranh cịn để lại nặng nề. Cơng cuộc Đổi mới từ năm 1986 do Đảng ta khởi xƣớng đã đƣa nƣớc ta thoát ra khỏi khủng hoảng và bƣớc đầu phát triển .
2.2. Xác định nội dung phần lịch sử địa phƣơng thành phố Hà Nội trong chƣơng trình Lịch sử THPT cần tổ chức hoạt động học tập TNST. chƣơng trình Lịch sử THPT cần tổ chức hoạt động học tập TNST.
2.2.1. Mục tiêu
Lịch sử địa phƣơng là một phần trong cấu tạo chƣơng trình lịch sử THPT, mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong thời lƣợng chƣơng trình nhƣng có ý nghĩa rất quan trọng.
Địa phƣơng là một đơn vị hành chính của đất nƣớc, có những mối quan hệ với cả nƣớc và là một bộ phận cấu thành của đất nƣớc (quốc gia), song cũng có những sắc thái riêng của vùng mình. Nhà trƣờng gắn với một địa phƣơng. Vì vậy, địa phƣơng là một đối tƣợng trong hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh.
Lịch sử địa phƣơng có ý nghĩa giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển rất quan trọng trong chƣơng trình lịch sử ở trƣờng phổ thông. Lịch sử địa phƣơng là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc, là sự minh họa lịch sử dân tộc. Nghiên cứu, học tập
lịch sử địa phƣơng cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trƣờng với đời sống xã hội.
- Về kiến thức:
Học sinh biết đƣợc hoàn cảnh tự nhiên, khả năng kinh tế và truyền thống đấu tranh anh dũng, lao động cần cù của nhân dân địa phƣơng, những đóng góp của q hƣơng mình đối với lịch sử dân tộc.
Hiểu đƣợc mối liên hệ của lịch sử địa phƣơng với lịch sử dân tộc.
Biết đƣợc những thành tựu của quê hƣơng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Giải thích đƣợc những khái niệm phức tạp, những kết luận, những khái quát khoa học
- Kỹ năng: củng cố và phát triển ở học sinh các kỹ năng:
Nhận xét, phân tích, tổng hợp so sánh các sự kiện lịch sử.
Kĩ năng thu thập, trình bày thông tin lịch sử. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày về một vấn đề lịch sử, đƣợc tập dƣợt nghiên cứu khoa học
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề lịch sử, bƣớc đầu giải quyết các vấn đề của cuộc sống gần gũi với học sinh.
- Thái độ
Giảng dạy lịch sử địa phƣơng góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, giáo dục ý thức lao động, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh. Từ đó, hình thành cho thế hệ trẻ lịng u nƣớc, tự hào về đất nƣớc bắt nguồn từ lòng tự hào về chiến cơng của cha anh mình đã làm nên ngay tại làng xóm trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lƣợc.
Học sinh cũng tự hào với những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng. Khơng những vậy, thơng qua tìm hiểu về những nghề truyền thống thủ công của địa phƣơng, học sinh thêm cảm phục về sự khéo léo, tài giỏi của các nghệ nhân ở địa phƣơng đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Từ đó, các em cũng có ý thức bảo vệ, phát triển nghề truyền thống thủ công địa phƣơng.
Từ những hiểu biết đó các em càng thấy u q và có trách nhiệm với q hƣơng mình. “Lịch sử địa phương được giảng dạy ở trường phổ thông là một trong
những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lịng u q hương, hình thành những khái niệm, về nghĩa vụ đối với quê hương, làm cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc” [38, tr. 235].
Nhƣ vậy, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử địa phƣơng là hình thức học tập phong phú, hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lƣợng học tập bộ mơn.
2.2.2. Xác định nội dung kiến thức lịch sử địa phương thành phố Hà Nội để tổ chức hoạt động học tập TNST. chức hoạt động học tập TNST.
Nội dung phần lịch sử địa phƣơng thành phố Hà Nội trong chƣơng trình mơn Lịch sử của Hà Nội từ năm học 2013 – 2014 theo phân phối chƣơng trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đƣợc dạy thành 6 tiết, cụ thể:
Lớp Tên bài Nội dung lịch sử
10 (2 tiết) Bài 1: Di sản văn hóa tiêu biểu ở Hà Nội
Trình bày những vấn đề cơ bản về di sản: khái niệm, đặc điểm, phân loại. Giới thiệu một số di sản tiêu biểu của Hà Nội
Bài 2: Kinh tế Thăng Long từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX.
Kinh tế Thăng Long thời Lý – Trần, thế kỉ XV dến XVIII, thời Nguyễn.
11 (2 tiết) Những biến đổi của Hà Nội cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Những thay đổi của bộ máy chính quyền, kinh tế, xã hội đô thị và giáo dục, văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX 12 (2 tiết) Bài 1: Những thắng lợi tiêu biểu
của quân dân Hà Nội trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954 và đế quốc Mỹ 1954 – 1975
Thắng lợi trong 60 ngày đêm cuối năm 1946 – 1947, trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.
Bài 2: Hà Nội trên con đƣờng đổi mới từ 1986 đến nay.
Chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế của Hà Nội qua các giai đoạn và thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực
Thực tế việc giảng dạy lịch sử địa phƣơng trong trƣờng phổ thông tại Hà Nội hiện nay cịn nhiều khó khăn nhƣ: Thời gian giành cho các tiết học lịch sử địa phƣơng ở cả ba khối lớp chỉ có 2 tiết trong một năm; sách, tài liệu đã biên soạn cho phần lịch sử địa phƣơng không nhiều. Khi giảng dạy giáo viên và học sinh phải tự tìm hiểu, thu thập tài liệu. Cũng chính vì vậy dẫn đến trong quan niệm của một số giáo viên và học sinh coi việc dạy và học lịch sử địa phƣơng là một nhiệm vụ thứ yếu. Phần lớn, giáo viên chƣa thực sự chú trọng đầu tƣ vào tiết dạy này, cịn học sinh thì chỉ học cho qua loa. Việc dạy và học lịch sử chỉ gói gọn trong 2 tiết tại lớp học, trong đó giáo viên thuyết trình, học sinh ghi chép, vì vậy hiệu quả chƣa cao.