1.1.2.3 .Hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo
2.2. Xác định nội dung phần lịch sử địa phƣơng thành phố Hà Nội trong
chƣơng trình Lịch sử THPT cần tổ chức hoạt động học tập TNST.
2.2.1. Mục tiêu
Lịch sử địa phƣơng là một phần trong cấu tạo chƣơng trình lịch sử THPT, mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong thời lƣợng chƣơng trình nhƣng có ý nghĩa rất quan trọng.
Địa phƣơng là một đơn vị hành chính của đất nƣớc, có những mối quan hệ với cả nƣớc và là một bộ phận cấu thành của đất nƣớc (quốc gia), song cũng có những sắc thái riêng của vùng mình. Nhà trƣờng gắn với một địa phƣơng. Vì vậy, địa phƣơng là một đối tƣợng trong hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh.
Lịch sử địa phƣơng có ý nghĩa giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển rất quan trọng trong chƣơng trình lịch sử ở trƣờng phổ thông. Lịch sử địa phƣơng là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc, là sự minh họa lịch sử dân tộc. Nghiên cứu, học tập
lịch sử địa phƣơng cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trƣờng với đời sống xã hội.
- Về kiến thức:
Học sinh biết đƣợc hoàn cảnh tự nhiên, khả năng kinh tế và truyền thống đấu tranh anh dũng, lao động cần cù của nhân dân địa phƣơng, những đóng góp của quê hƣơng mình đối với lịch sử dân tộc.
Hiểu đƣợc mối liên hệ của lịch sử địa phƣơng với lịch sử dân tộc.
Biết đƣợc những thành tựu của quê hƣơng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Giải thích đƣợc những khái niệm phức tạp, những kết luận, những khái quát khoa học
- Kỹ năng: củng cố và phát triển ở học sinh các kỹ năng:
Nhận xét, phân tích, tổng hợp so sánh các sự kiện lịch sử.
Kĩ năng thu thập, trình bày thơng tin lịch sử. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày về một vấn đề lịch sử, đƣợc tập dƣợt nghiên cứu khoa học
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề lịch sử, bƣớc đầu giải quyết các vấn đề của cuộc sống gần gũi với học sinh.
- Thái độ
Giảng dạy lịch sử địa phƣơng góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, giáo dục ý thức lao động, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh. Từ đó, hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nƣớc, tự hào về đất nƣớc bắt nguồn từ lòng tự hào về chiến cơng của cha anh mình đã làm nên ngay tại làng xóm trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lƣợc.
Học sinh cũng tự hào với những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng. Không những vậy, thông qua tìm hiểu về những nghề truyền thống thủ cơng của địa phƣơng, học sinh thêm cảm phục về sự khéo léo, tài giỏi của các nghệ nhân ở địa phƣơng đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Từ đó, các em cũng có ý thức bảo vệ, phát triển nghề truyền thống thủ công địa phƣơng.
Từ những hiểu biết đó các em càng thấy yêu quý và có trách nhiệm với quê hƣơng mình. “Lịch sử địa phương được giảng dạy ở trường phổ thông là một trong
những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lịng u q hương, hình thành những khái niệm, về nghĩa vụ đối với quê hương, làm cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc” [38, tr. 235].
Nhƣ vậy, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử địa phƣơng là hình thức học tập phong phú, hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lƣợng học tập bộ môn.
2.2.2. Xác định nội dung kiến thức lịch sử địa phương thành phố Hà Nội để tổ chức hoạt động học tập TNST. chức hoạt động học tập TNST.
Nội dung phần lịch sử địa phƣơng thành phố Hà Nội trong chƣơng trình mơn Lịch sử của Hà Nội từ năm học 2013 – 2014 theo phân phối chƣơng trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đƣợc dạy thành 6 tiết, cụ thể:
Lớp Tên bài Nội dung lịch sử
10 (2 tiết) Bài 1: Di sản văn hóa tiêu biểu ở Hà Nội
Trình bày những vấn đề cơ bản về di sản: khái niệm, đặc điểm, phân loại. Giới thiệu một số di sản tiêu biểu của Hà Nội
Bài 2: Kinh tế Thăng Long từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX.
Kinh tế Thăng Long thời Lý – Trần, thế kỉ XV dến XVIII, thời Nguyễn.
11 (2 tiết) Những biến đổi của Hà Nội cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Những thay đổi của bộ máy chính quyền, kinh tế, xã hội đô thị và giáo dục, văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX 12 (2 tiết) Bài 1: Những thắng lợi tiêu biểu
của quân dân Hà Nội trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954 và đế quốc Mỹ 1954 – 1975
Thắng lợi trong 60 ngày đêm cuối năm 1946 – 1947, trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.
Bài 2: Hà Nội trên con đƣờng đổi mới từ 1986 đến nay.
Chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế của Hà Nội qua các giai đoạn và thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực
Thực tế việc giảng dạy lịch sử địa phƣơng trong trƣờng phổ thông tại Hà Nội hiện nay cịn nhiều khó khăn nhƣ: Thời gian giành cho các tiết học lịch sử địa phƣơng ở cả ba khối lớp chỉ có 2 tiết trong một năm; sách, tài liệu đã biên soạn cho phần lịch sử địa phƣơng không nhiều. Khi giảng dạy giáo viên và học sinh phải tự tìm hiểu, thu thập tài liệu. Cũng chính vì vậy dẫn đến trong quan niệm của một số giáo viên và học sinh coi việc dạy và học lịch sử địa phƣơng là một nhiệm vụ thứ yếu. Phần lớn, giáo viên chƣa thực sự chú trọng đầu tƣ vào tiết dạy này, cịn học sinh thì chỉ học cho qua loa. Việc dạy và học lịch sử chỉ gói gọn trong 2 tiết tại lớp học, trong đó giáo viên thuyết trình, học sinh ghi chép, vì vậy hiệu quả chƣa cao. Học sinh không hiểu biết về lịch sử quê hƣơng nơi mình sinh ra và lớn lên. Không thấy đƣợc mối liên hệ giữa lịch sử địa phƣơng với lịch sử dân tộc. Không biết đƣợc sự phát triển của q hƣơng từ đó khơng có sự gắn bó và tình u q hƣơng mình.
Chính vì vậy, khi tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phƣơng, giáo viên cần sử dụng hợp lí, hiệu quả các hình thức và biện pháp, lựa chọn nội dung phù hợp với học sinh. Việc tăng cƣờng học tập TNST cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phƣơng sẽ giúp cho bài học trở nên sinh động, dễ hiểu, gần gũi với các em bởi các em chính là ngƣời tự khám phá ra những điều bổ ích qua mỗi hoạt động trải nghiệm.
Căn cứ vào khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu của tổ chức hoạt động TNST đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1 của luận văn, đồng thời dựa trên cơ sở nghiên cứu cấu
trúc, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử địa phƣơng trong chƣơng trình chúng tơi xác định những nội dung lịch sử địa phƣơng của Hà Nội có thể cho học sinh ở huyện Ba Vì học tập trải nghiệm sáng tạo khi học phần lịch sử địa phƣơng.
Stt Tên bài Nội dung GV có thể xây dựng cho HS học tập trải nghiệm
1 Di sản văn hóa tiêu biểu Hà Nội Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử - văn hóa: Đền Trung, Đền Thƣợng, Đình Chu Quyến, Đình Tây Đằng, Đình Thụy Phiêu, K9 – Đá Chông.
Dự án: Bảo tồn những di tích lịch sử - văn hóa của Ba Vì.
Tình huống thực tiễn địa phƣơng: Quảng bá di tích lịch sử ở địa phƣơng đến với du khách trong và ngồi nƣớc.
Đóng vai trong lễ Tết Nhảy của ngƣời Dao ở Ba Vì
2 Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân Hà Nội trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954 và đế quốc Mỹ 1954 – 1975
Tổ chức cho học sinh tham quan một số những địa danh lịch sử: Bốt Ong, làng Vật Lại, Đá Chông…
3 Hà Nội trên con đƣờng đổi mới từ 1986 đến nay.
Tổ chức cho HS tham quan các làng nghề ở địa phƣơng: Làng nón Phú Châu, làng nón Phong Vân, làng thuốc Nam của ngƣời Dao – Ba Vì
Tham quan một số nhà máy xí nghiệp ở địa phƣơng: Trung tâm nghiên cứu Bị và đồng cỏ Ba Vì,…
Dự án: Giải pháp bảo tồn và phát triển các làng nghề ở địa phƣơng hiện nay.