Quản lý hoạt động GDĐĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 31 - 35)

1.3. Quản lý hoạt động GDĐĐ trong trƣờng THCS

1.3.3. Quản lý hoạt động GDĐĐ

1.3.3.1. Quản lý mục tiêu GDĐĐ

Theo điều 27 Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: “Mục tiêu của Giáo dục cơ sở là

giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản” [20]

Căn cứ vào mục tiêu GDĐĐ, thực trạng vấn đề đạo đức học sinh và những nhân tố ảnh hƣởng đến q trình GDĐĐ, cơng tác quản lý của nhà trƣờng phải xác định rõ mục tiêu GDĐĐ là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nó định hƣớng chiến lƣợc đầu tƣ giáo dục, xây dựng nội dung chƣơng trình, chọn lọc nội dung, xác định và chi phối tồn bộ cơng tác quản lý, điều hành các bậc học và toàn bộ phƣơng pháp dạy và học.

Quản lý mục tiêu GDĐĐ học sinh, ngƣời quản lý cần phải chú ý tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ học sinh của nhà trƣờng trên cơ sở bám sát mục tiêu.

- Phổ biến quản triệt các lực lƣợng tham gia quá trình giáo dục để thống nhất mục tiêu GDĐĐ cũng nhƣ quan điểm trong quá trình triển khai thực hiện.

- Làm tốt cơng tác kiểm tra giám sát các hoạt động giáo dục hàng ngày để kịp thời điều chỉnh những lệch chuẩn so với mục tiêu đề ra.

- Về nhận thức: tổ chức cho mọi ngƣời nhất là giáo viên, học sinh, CMHS, các cấp, các ngành có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ; nắm vững yêu cầu nội dung, phƣơng pháp GDĐĐ cho học sinh.

- Về thái độ: làm cho mọi ngƣời có thái độ đúng đắn trƣớc hành vi của bản thân, ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, những việc làm đúng, đấu tranh ngăn chặn với những việc làm trái với truyền thống đạo đức dân tộc, trái với pháp luật Việt Nam.

- Về hành vi: từ nhận thức và thái độ phải đồng thuận, thu hút mọi lực lƣợng tham gia cơng tác GDĐĐ cho HS, tích cực hỗ trợ cơng tác quản lý GDĐĐ học sinh đạt kết quả cao nhất.

1.3.3.2. Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức

Cơ sở để xác định nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh là: Nội dung chƣơng trình các mơn học và tổ chức các hoạt động giáo dục khác kết hợp với giáo dục văn hóa, truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa địa phƣơng…

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh có thể chia ra các nhóm chuẩn mực đạo đức nhƣ sau: Nhóm chuẩn mực đạo đức về nhận thức tƣ tƣởng, chính trị. Nhóm chuẩn mực đạo đức về quyền và nghĩa vụ cơng dân. Nhóm chuẩn mực đạo đức hƣớng vào những đức tính hồn thiện bản thân. Nhóm chuẩn mực đạo đức hƣởng vào tính nhân văn. Nhóm chuẩn mực đạo đức vì lợi ích cộng đồng.

Sự phân chia nội dung trên đây chỉ có tính chất tƣơng đối vì nội dung giáo dục đạo đức học sinh THCS rất rộng, bao quát nhiều vấn đề thuộc nhân sinh quan: Chân - Thiện - Mỹ và truyền thống văn hóa của dân tộc, địa phƣơng.

Quản lý việc xây dựng chƣơng trình, hình thức, biện pháp giáo dục cũng là những vấn đề đáng quan tâm. Các chƣơng trình, hình thức giáo dục đạo đức chủ yếu là: thông qua giảng dạy các môn học, thông qua cơng tác chủ nhiệm; hoạt động Đồn, Đội, sinh hoạt tập thể…Trên cơ sở những chƣơng trình giáo dục đạo đức cơ bản đó, BGH chỉ đạo các bộ phận, cá nhân có liên quan lập chƣơng trình giáo dục đạo đức một cách cụ thể; nêu rõ hình thức và biện pháp, sự phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng đối với từng nội dung giáo dục đạo đức đã đƣợc xác định.

Để quản lý tốt ngƣời quản lý phải thực hiện nghiêm túc những yêu cầu sau đây: - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lƣợng tham gia vào quá trình GDĐĐ.

- Sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp, các con đƣờng GDĐĐ cho học sinh để các phƣơng pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Nâng cao chất lƣợng các mơn học văn hóa, đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn, những mơn học này có lợi thế trong việc GDĐĐ.

- Thƣờng xuyên đổi mới các hình thức GDĐĐ để tránh sự đơn điệu nhàm chán, đặc biệt là các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, các hình thức sinh hoạt tập thể, hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội TNTP HCM.

- Quản lý tốt các lực lƣợng giáo dục trên địa bàn, thƣờng xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để tạo ra sự đồng bộ, nhất quán và phát huy hiệu quả của các môi trƣờng giáo dục.

1.3.3.4. Quản lý phương pháp hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình GDĐĐ

Việc quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh đƣợc thực hiện thông qua chức năng của công tác quản lý. Cụ thể, BGH lập kế hoạch chung chỉ đạo các bộ phận, các cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của bộ phận mình, cá nhân mình. Kế hoạch của bộ phận, cá nhân phải tuân theo kế hoạch chung, nhƣng có xét đến đặc điểm cụ thể của từng tập thể lớp, hoàn cảnh cá nhân của học sinh. Các em học sinh vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng của quá trình giáo dục, kết quả GDĐĐ trong nhà trƣờng phụ thuộc rất lớn vào quá trình tự rèn luyện, tự giáo dục của học sinh. Quá trình GDĐĐ cho học sinh chỉ thực sự đạt hiệu quả cao khi đƣợc sự tham gia một cách tích cực, tự giác của các em vào quá trình này.

1.3.3.5. Quản lý các hoạt động tự quản của học sinh

Trong công tác này, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ giáo viên, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội rất quan trọng. Do đó, các nhà quản lý phải chỉ đạo và quản lý các lực lƣợng này trong việc tổ chức, giáo dục hình thành tính tự quản ở các em thông qua các nội dung cơ bản sau: Xác định tầm quan trọng trong công tác tự quản

cho học sinh; Hƣớng dẫn các em xây dựng nội quy học tập, rèn luyện; Bồi dƣỡng năng lực tự tổ chức điều hành hoạt động của lớp...

1.3.3.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm: Việc bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ - giáo viên; Công tác thi đua khen thƣởng; Cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm...

- Nội dung quản lý công tác bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ - giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh rất phong phú. Cụ thể là: Chủ thể quản lý xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cho cán bộ - giáo viên một cách thƣờng xuyên hoặc theo chuyên đề; phát động phong trào tự học, tự bồi dƣỡng trong cán bộ - giáo viên; Thực hiện nghiêm túc các đợt bồi dƣỡng do cấp trên tổ chức, phân cơng giáo viên có kinh nghiệm hỗ trợ, giúp đỡ những giáo viên trẻ; Định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác này để rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.

- Thi đua - Khen thƣởng là biện pháp tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ- giáo viên trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời, nó cịn là sự kích thích tinh thần học tập, rèn luyện đạo đức trong học sinh.

- Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh không thể thiếu nguồn kinh phí, thiếu các điều kiện về cơ sở vật chất. Quản lý nguồn kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm các nội dung cơ bản sau: Dự trù nguồn kinh phí của Nhà trƣờng, huy động các nguồn kinh phí ngồi ngân sách; xây dựng và từng bƣớc hồn thiện cơ sở vật chất (phịng học, sách vở, tài liệu…); Xây dựng quy chế bảo quản, sử dụng nguồn kinh phí và cơ sở vật chất một cách hợp lý, đúng mục tiêu, tiết kiệm.

- Môi trƣờng sƣ phạm là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, trong sáng sẽ tác động tốt đến quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh.

1.3.3.7. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình lâu dài, phức tạp cần phải huy động sự phối hợp của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Bác Hồ đã dạy: “Giáo dục

trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”.

Các lực lƣợng giáo dục ngồi nhà trƣờng là: Chính quyền địa phƣơng, các đồn thể, hội, cơ quan, xí nghiệp, các tôn giáo trên địa bàn.

Ngƣời quản lý phải lập kế hoạch phân phối với các lực lƣợng ngoài xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh; Đồng thời, chỉ đạo, phân công các bộ phận, các cá nhân có liên quan lập kế hoạch cụ thể để phối hợp.

Ngoài ra, Nhà trƣờng cịn có thể phối hợp bằng cách đề nghị các lực lƣợng ngoài xã hội: Hỗ trợ kinh phí, điều kiện, cung cấp thơng tin, tài liệu; Mời các nhà khoa học, các vị lãnh đạo, các chức sắc tôn giáo… để báo cáo chuyên đề.

Quản lý tốt sự phối hợp với các lực lƣợng ngoài Nhà trƣờng để giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những biểu hiện sinh động của cơng tác xã hội hóa giáo dục. Qua đó, từng bƣớc làm cho nhà trƣờng trở thành “vầng trán của cộng đồng, cộng đồng là trái tim của nhà trƣờng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)