Phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 103 - 106)

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm

Qua bảng 3.1 chúng tôi đã kiểm chứng đƣợc rằng: cả 6 biện pháp QLHĐ GDĐĐ trên đều cấp thiết cho việc nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS vùng ven biển Hải Hậu đồng thời các biện pháp đều có tính khả thi (từ 88% trở lên ).

Tuy nhiên mức độ cấp thiết và khả thi của từng biện pháp không giống nhau: Biện pháp 1: Có đến 98,06% số ngƣời đƣợc hỏi cho là cấp thiết và 95,24% cho rằng khả thi, điều này chứng tỏ rằng đây là yếu tố quan trọng vì chỉ khi có nhận thức đúng đắn thì các hoạt động mới đƣợc đảm bảo thực hiện có hiệu quả.

Biện pháp 2: Có 96,19% cho là cấp thiết và 95,24% cho là khả thi. Đây chính là thể hiện vai trò quan trọng của ngƣời quản lý trong việc kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ cho HS, kế hoạch càng cụ thể, công việc đƣợc thực hiện đúng tiến độ đem lại hiệu quả càng cao.

Biện pháp 3: Cũng có 94,29% số ngƣời đƣợc hỏi cho là cấp thiết và 93,33% cho là khả thi điều này thể hiện hoạt động dƣới cờ giúp cho nhà trƣờng thể hiện các kế hoạch đồng thời đây cũng xem nhƣ là tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp cho HS nhận thức và thể hiện hành động cụ thể của mình.

Biện pháp 4: Có 97,14% cho là cấp thiết và 96,16% cho là khả thi qua đó chứng tỏ vai trị của mơn GDCD trong việc GDĐĐ cho HS rất quan trọng đúng nhƣ tinh thần của Đảng, Nhà nƣớc và Bộ GD-ĐT, đây là môn học trực tiếp giúp các em những kiến thức cơ bản về nhân cách, hành vi, tình cảm, niềm tin và thái độ đối với con ngƣời và cuộc sống nên đƣợc cho là khả thi nhất.

Biện pháp 5: Mặc dù có 91,43% cho là cấp thiết và 88,57% cho là khả thi đây là biện pháp có nhiều đối tƣợng thành phần tham gia, đặc biệt là các lực lƣợng tôn giáo nên xếp thứ 6 tuy nhiên đây lại là yếu tố hết sức quan trọng đòi hỏi ngƣời quản lý phải khéo léo , linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động để tạo ra một môi trƣờng GD rộng khắp, đồng thời kéo các lực lƣợng tham gia lại gần nhau hơn cùng chung tay xây dựng phẩm chất, nhân cách cho HS.

Biện pháp 6: Có 92,38% cho là cấp thiết và 90,48% cho là khả thi, đây là hoạt động cần thiết đối với GV, HS là hoạt động kiểm chứng các hoạt động trên. Từ công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ giúp ngƣời quản lý có những biện pháp điều chỉnh hữu hiệu cho công tác GDĐĐ cho HS.

82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 Tính cấp thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Nhƣ vậy, các biện pháp mà đề tài đƣa ra bƣớc đầu đƣợc đánh giá là cấp thiết và có tính khả thi cao. Nếu đƣợc thực hiện đồng bộ và có chất lƣợng các biện pháp trên thì chất lƣợng GDĐĐ cho HS vùng ven biển Hải Hậu sẽ đƣợc nâng cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Việc đề xuất các biện pháp quản lý đƣợc dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là: Đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính hệ thống và đảm bảo tính thực tiễn.

Mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện rõ ràng, cụ thể. Đồng thời mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trị riêng trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS.

Các biện pháp quản lý HĐGDĐĐ cho HS chủ yếu khắc phục các tồn tại trong quản lý hoạt động GDĐĐ trong những năm qua, đồng thời giải quyết những mâu thuẫn giữa những yêu cầu cao của mục đích quản lý với thực tế của các trƣờng THCS vùng ven biển huyện Hải Hậu hiện nay nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng giáo dục đạo đức nói riêng.

Những biện pháp này tác động trực tiếp đến hoạt động giáo dục của các GV và HS hai nhân tố trung tâm và quan trọng trong q trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

Giữa 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau và có tác động qua lại với nhau. Các biện pháp tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này là tiền đề, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện các biện pháp khác.

Các biện pháp đề xuất mang tính khả thi và bƣớc đầu đã đƣợc kiểm chứng trong thực tiễn quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THCS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)