Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáoviên,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 78)

hoạt động giáo dục đạo đức.

Việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, HS, CMHS là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng GDĐĐ và chất lƣợng giáo dục toàn diện của các trƣờng THCS ven biển Hải Hậu

Qua thực tiễn và kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, HS, CMHS về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho học sinh chƣa thật cao, họ chƣa nhận thức đƣợc rằng phải phát huy tính độc lập, tích cực của học sinh. Theo chúng tơi, cần phải tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức để thấy đƣợc tầm quan trọng của HĐGDĐĐ và việc điều hành quản lý hoạt động GDĐĐ, từ đó phát huy tính cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Vì nhận thức đúng mới hành động đúng.

3.2.1.1. Mục tiêu

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, CMHS, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng, tổ chức tơn giáo (Chi bộ, Đồn TNCSHCM, Đội TNTP HCM, Cơng đồn, linh mục, trùm chánh…) và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, tạo nên sự nhất trí cao và sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên, các tổ chức trong nhà trƣờng về nội dung, phƣơng pháp thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời làm cho bản thân HS hiểu và ý thức rõ tầm quan trọng của việc tự rèn luyện đạo đức.

3.2.1.2. Nội dung

Nội dung của nâng cao nhận thức đƣợc gắn với nội dung của các môn học, các lĩnh vực giáo dục nhƣ đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, pháp luật, trật tự an tồn giao thơng, bảo vệ mơi trƣờng. Do đó, phải nâng cao nhận thức cho tất cả các tổ chức, bộ phận và cá nhân trong nhà trƣờng, địi hỏi tất cả có đầy đủ ý thức và trách nhiệm cao trong GDĐĐ

cho học sinh, cụ thể:

- Đối với cán bộ quản lý yêu cầu phải thấm nhuần chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, quy chế, quy định của Bộ, Ngành về cơng tác giáo dục đạo đức, giáo dục chính

trị tƣ tƣởng nói chung và việc quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh THCS vùng ven biển Hải Hậu nói riêng. Do đó, các cán bộ quản lý ra định hƣớng đúng đắn tạo điều kiện cho việc quản lý HĐGDĐĐ trong nhà trƣờng đi vào nền nếp, đạt kết quả tốt hơn, góp phần nầng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

- Đối với giáo viên yêu cầu phải nâng cao tinh thần mẫu mực về đạo đức và tác phong sƣ phạm của ngƣời nhà giáo , lý tƣởng nghề nghiệp, chun mơn và nghiệp vụ. Ln có ý thức trách nhiệm trong việc quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh qua các bài giảng và giờ lên lớp góp phần cùng nhà trƣờng quản lý tốt hơn các hoạt động của học sinh trong và ngoài giờ lên lớp.

- Đối với học sinh yêu cầu phải có tinh thần tu dƣỡng rèn luyện đạo đức, tác phong, rèn luyện lý tƣởng sống, xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh. Luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc học tập và các hoạt động tập thể góp phần cùng nhà trƣờng nâng cao chất lƣợng giáo dục

- Đối với CMHS và các tổ chức xã hội, giáo hội yêu cầu phải hợp tác tích cực với nhà trƣờng trong mọi hoạt động GD. Họ phải hiểu rõ đạo đức và hệ thống các giá trị của văn hóa tinh thần chứa đựng trong đó sự hài hịa chân thiện - mỹ, trở thành nhân tố đảm bảo sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội..

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, CMHS và các tổ chức xã hội về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS cần phải tiến hành các hoạt động sau:

* Đối với nhà trường

- Ban giám hiệu: Quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, ngành về công tác GDĐĐ HS; chỉ đạo các thành viên trong HĐSP thực hiện nghiêm túc công tác GDĐĐ HS.

+ Tuyên truyền đƣờng lối chính sách về giáo dục cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh trong nhà trƣờng nhằm giúp họ nhận thức đúng đắn yêu cầu của Đảng đối với giáo dục, trách nhiệm của họ trong sứ mệnh giáo dục của mình.

+ Thƣờng xuyên mở lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trƣờng.

+ Tổ chức hội thảo về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho giáo viên, cha mẹ học sinh. Phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận, gia đình học sinh.

+ Tổ chức tốt cuộc vân động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương sáng tự học và tự sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...

+ Tham mƣu cho cấp ủy Đảng làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục tới cộng đồng.

+ Tổ chức giao lƣu với các trƣờng bạn, các đơn vị kết nghĩa, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa,…nhằm trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau tìm biện pháp nâng cao hiệu quả công việc quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

- Đối với Đoàn, Đội: Tăng cƣờng giáo dục về lịch sử, truyền thống dân tộc, quê hƣơng trong HS. Tổ chức sƣu tầm, biên soạn lịch sử Đồn, Đội của đơn vị mình.

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống yêu nƣớc của dân tộc, của Đoàn, Đội, tổ chức diễn đàn, lửa trại truyền thống, các buổi nói chuyện về tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về truyền thống Đoàn, Đội và vai trò và trách nhiệm của HS trong sự nghiệp GD.

- Đối với giáo viên: Phải nhận thức đúng về mục tiêu giáo dục hiện nay, thấy đƣợc vai trị trách nhiệm của mình trong việc GDĐĐ cho HS.

+ Tham gia đầy đủ các lớp bồi dƣỡng để trang bị mình những vấn đề về GDĐĐ cho HS.

- Đối với Cơng đồn: Thƣờng xuyên củng cố, phát triển các phong trào: xây dựng nếp sống dân chủ, văn minh có kỷ luật, kỷ cƣơng, có hiểu biết và giao tiếp, cƣ xử đúng mực; tích cực đấu tranh phong trào chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, chống lối sống cá nhân, vị kỷ, thực dụng; đẩy mạnh các hoạt động xây dựng môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh có tác dụng lớn trong GDĐĐ.

+ Thông qua các ngày lễ lớn trong năm, các phong trào do Chi bộ, BGH. Cơng đồn trƣờng phát động thi đua nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và lịng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên trong việc GDĐĐ cho HS.

Cha mẹ học sinh phải thực sự là tấm gƣơng tốt cho con noi theo; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp PHHS; thƣờng xuyên phối hợp tốt với GVCN, nhà trƣờng để kịp thời nắm bắt các thông tin trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình. Mỗi CMHS cần quan tâm tham gia xây dựng tổ chức hội CMHS vững mạnh, đồn kết và có mối quan hệ thƣờng xuyên với nhà trƣờng.

* Đối với các tổ chức chính trị xã hội, cơng giáo:

-Tích cực tham gia tuyên truyền các hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua các phong trào thi đua bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ băng roll, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi, qua phƣơng tiện thông tin, đại chúng, trong các buổi thánh lễ…

- Đƣa cơng tác GDĐĐ cho HS vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Xóm văn hóa-

Gia đình văn hóa”, “ Ơng bà mẫu mực – con cháu thảo hiền”; Có đánh giá nhận xét

của Đoàn TNCS HCM địa phƣơng về sinh hoạt hè của HS.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, điều trƣớc tiên là sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đồn thể trong và ngoài Nhà trƣờng cả về chủ trƣơng lẫn đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phí.

Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính tập trung dân chủ và kỷ luật cao.

Có sự đồng thuận và hƣởng ứng, tích cực tham gia của tất cả các thành viên trong quá trình GDĐĐ.

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Kế hoạch hóa hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trƣờng giống nhƣ việc tạo nên một cây cầu nối giữa mục tiêu mà trƣờng đó đạt đƣợc với phƣơng thức để thực hiện đƣợc các mục tiêu ấy. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý, vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng và những khả năng sẵn có và xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động hoặc các biện pháp cần thiết.

Xây dựng đƣợc biện pháp cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ của toàn trƣờng cũng nhƣ từng khoa đảm bảo vừa có tính hợp lý và vừa có tính khả thi nhằm định hƣớng các hoạt động GDĐĐ và QLHĐGDĐĐ cho HS.

Đảm bảo có sự tham gia của HS, các lực lƣợng xã hội vào việc xây dựng các kế hoạch hoạt động.

Giúp cho cán bộ quản lý đánh giá sự tiến bộ trong hoạt động GDĐĐ cho HS của nhà trƣờng.

3.2.2.2. Nội dung

Trên cơ sở kế hoạch chung của Bộ GD - ĐT, Sở GD - ĐT tỉnh Nam Định, Phòng GD - ĐT Hải Hậu, các trƣờng THCS xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm chi tiết hóa các mặt hoạt động QLHĐGDĐĐ cho HS phù hợp với đặc điểm của từng trƣờng, khối học, từng lớp học và của địa phƣơng.

Quán triệt sâu rộng tới cán bộ, CNVC và HS trong toàn trƣờng về những nội dung cơ bản của việc cần nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức, lối sống cho HS.

Phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho HS từng tuần, tháng, từng học kỳ và năm học.

Bên cạnh đó, để hoạch định kế hoạch cần phải nắm đặc điểm, tình hình của HS trƣớc khi bƣớc vào năm học, những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến giáo dục đạo đức cho HS. Đặc biệt cần phải quan tâm đến chất lƣợng, hiệu quả QLHĐGDĐĐ cho HS các năm học trƣớc.

Đây chính là căn cứ vững chắc, thuyết phục làm căn cứ cho việc lập kế hoạch hành động trong việc QLHĐGDĐĐ cho HS, tạo khả năng huy động sự tham gia tự giác, tích cực của đơng đảo cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng và các lực lƣợng xã hội. BGH cần phải xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, bởi vì đây là điều kiện làm cho kế hoạch khả thi

3.2.2.3. Cách tiến hành

* Đối với BGH: Trên cơ sở, mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, đại diên CMHS và thông qua kế hoạch và thông qua nhiệm vụ cụ thể. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận thành lập ban, tổ nhóm để xây dựng kế hoạch cụ thể.

Thành lập tổ xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS; phải xây dựng đƣợc kế hoạch lâu dài nhằm định hƣớng cho cả một giai đoạn, đồng thời có kế hoạch cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần định hƣớng hoạt động cho toàn thể HS cũng nhƣ các bộ phận phối hợp. Các bộ phận trong nhà trƣờng căn cứ kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch cụ thể của bộ phận mình, cá nhân mình. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

* Đối với giáo viên: Căn cứ vào nhiệm vụ của GV, cần cụ thể hóa kế hoạch của

nhà trƣờng để phối kết hợp tổ chức thực hiện tốt các nội dung kế hoạch. Hàng tháng, hàng tuần GVCN lớp báo cáo công tác thực hiện kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS với ban giám hiệu.

Tích cực phối hợp với các lực lƣợng giáo dục của nhà trƣờng đặc biệt Tổng phụ trách trong việc giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh đạt hiệu quả.

* Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Nhà trƣờng phối hợp chặt chẽ để xây

dựng quy chế giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống trong học sinh. Thƣờng xuyên theo dõi, trao đổi việc thực hiện kế hoạch của trƣờng, lớp với BGH.

* Đối với tập thể lớp, chi đội, liên đội: Trên cơ sở kế hoạch và nhiệm vụ đƣợc

giao tổ chức họp lớp, sinh hoạt chi đội để thảo luận và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu đề ra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Bên cạnh đó, HS phải tự giác chấp hành đầy đủ, nghiêm túc mọi quy chế, quy định về học tập, lao động do Bộ, Sở, Phòng GD và nhà trƣờng đề ra. Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, lịng u thƣơng và tình cảm trong sáng, Xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh, nề nếp, kỷ cƣơng trong sinh hoạt và trong học tập. Tích cực tham gia vào các đợt sinh hoạt chính trị, đạo đức, tƣ tƣởng và các hoạt động tập thể để vừa nâng cao đạo đức tƣ tƣởng, vừa làm cho bản thân có điều kiện thực tế, gắn liền với lý thuyết đã học với thực tiễn cuộc sống. Việc kế hoạch hóa cho từng năm học, từng học kỳ, học sinh tham gia qua các tổ chức của Đội, Đoàn, lớp để đƣa vào kế hoạch hoạt động của mình nhƣ: tăm tre tình nghĩa; Đền ơn đáp nghĩa; Tiến bƣớc lên Đồn, Phịng chống ma túy và bạo lực học đƣờng…

Việc kế hoạch hóa cho từng học kỳ, từng tháng, từng đợt thi đua là khâu vô cùng quan trọng và có tính quyết định của q trình quản lý và kế hoạch hóa cho từng giai đoạn, quyết định thành công của công tác quản lý. Việc quản lý hoạt động GDĐĐ

cho HS phức tạp và khó khăn, vì đối tƣợng quản lý là con ngƣời, nên khi kế hoạch hóa việc quản lý cơng tác này là u cầu chúng ta phải tính tốn và quan tâm đến nhiều yếu tố chi phối, tác động.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Các tổ chức trong nhà trƣờng phải nắm chắc tình hình thực tiễn của trƣờng, lớp, nghiêm chỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Đảm bảo Đội TNTP HCM, Đoàn thanh niên, GVCN tổ chức việc GDĐĐ cho HS một cách hợp lý, đúng đắn, có hiệu quả, có điều kiện tƣơng ứng. Kế hoạch có tính khả thi, tn theo trình tự các bƣớc tiến hành, tránh chồng chéo.

3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ dưới cờ của HS trường THCS vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

Chào cờ đầu tuần vô cùng thiêng liêng đối với mỗi ngƣời dân Việt Nam. Đối với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng thì tiết chào cờ đầu tuần cịn góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách , giáo dục đạo đức , kỹ năng sống. Tuy nhiên tuần nào cũng hát Quốc ca rồi đánh giá nhận xét của Tổng phụ trách, Ban giám hiệu, thƣờng thì mang lại sự nhàm chán, căng thẳng đối với học sinh ngồi lắng nghe. Hiện nay, nội dung giờ chào cờ đầu tuần của nhiều trƣờng học trong vùng khơng chỉ bó hẹp trong việc thực hiện nghi thức, thơng báo tình hình thi đua, tuyên dƣơng cá nhân, tập thể tiến bộ, nêu các trƣờng hợp kỷ luật mà còn tăng cƣờng đầu tƣ để nâng cao toàn diện chất lƣợng giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần

3.2.3.1. Mục tiêu

Giúp cho HS nhận thức đƣợc hoạt động chào cờ đầu tuần là hoạt động có tính giáo dục cao, thể hiện tình yêu đất nƣớc, niềm tự hào của dân tộc....giúp các em thấy trách nhiệm của bản thân đồng thời rèn luyện nhân cách, phấn đấu trong học tập.

Giúp cho HS phát triển năng lực giao tiếp và khả năng thuyết trình, kích thích đƣợc trạng thái cảm xúc tƣơng ứng, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)