Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 38 - 42)

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động GDĐĐ học sin hở trƣờng THCS

1.4.2. Các yếu tố khách quan

Sự phát triển của mỗi con ngƣời để trở thành một nhân cách là một diễn biến phức tạp và nó bị chi phối bởi các yếu tố khách quan cơ bản sau đây:

1.4.2.1. Yếu tố gia đình

Dân tộc ta có truyền thống rất cao coi trọng gia đình và giáo dục đạo đức. Đó là nơi sinh ra nuôi dƣỡng và là trƣờng học đầu tiên của mọi thành viên trong xã hội. Từ ngƣời bình thƣờng đến vị nguyên thủ quốc gia đều nhờ gia đình mà nhen nhóm lên lịng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lịng dũng cảm, đức hy sinh…là những phẩm chất cơ bản của mọi nhân cách. Vì vậy, việc ni dạy, giáo dục con cái là công việc thƣờng xuyên, quan trọng nhất và là trách nhiệm của gia đình.

Từ gia đình, các em đã bƣớc đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với các hiện tƣợng xung quanh, hình thành những ý niệm đầu tiên về giá trị mà gia đình thừa nhận và thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Gia đình là cái nơi bồi dƣỡng, giáo dục, bồi dƣỡng, ƣơm mầm và giáo dục nhân cách. Cha mẹ là ngƣời thầy giáo đầu tiên và lâu dài của mỗi con ngƣời. Những phẩm chất nhân cách cơ bản làm nền tảng cho q trình phát triển tồn diện về đạo đức, trí lực, thể lực, thẩm mỹ, lao động theo các yêu cầu của xã hội. Kết quả giáo dục gia đình phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, trình độ học vấn, nghệ thuật sƣ phạm của các bậc cha mẹ. Nếu việc giáo dục gia đình bị coi nhẹ thì khơng những gia đình phải gánh chịu hậu quả của sự tha hóa về đạo đức của các thành viên trong gia đình mà cịn làm phƣơng hại đến đạo đức và trật tự xã hội.

Giáo dục gia đình cần hình thành cho các em những chuẩn mực đạo đức gồm: Những chuẩn mực đạo đức trong gia đình (cách cƣ xử với ngƣời thân, trách nhiệm cá nhân trong gia đình và về tình cảm gia đình) và những chuẩn mực đạo đức trong xã hội (Trách nhiệm cá nhân đối với xã hội, văn hóa đạo đức truyền thống và văn hóa đạo đức mang tính tồn cầu).

1.4.2.2. Yếu tố nhà trường

So với gia đình, nhà trƣờng là mơi trƣờng giáo dục rộng lớn hơn, phong phú và hấp dẫn đối với các em. Trong nhà trƣờng các em đƣợc giao lƣu với bạn bè cùng lứa tuổi, đƣợc tham gia nhiều hoạt động mang tính xã hội, giúp cho q trình xã hội hóa cá nhân phong phú, tồn diện hơn. Nhà trƣờng khơng chỉ nhiệm vụ cung cấp kiến thức

mà cịn là mơi trƣờng GDĐĐ cho HS. Giáo dục trong nhà trƣờng có sự thống nhất về mục đích, mục tiêu cụ thể, đƣợc thực hiện bởi đội ngũ các nhà sƣ phạm đƣợc đạo tạo và bồi dƣỡng chu đáo; tiến hành giáo dục theo một chƣơng trình nội dung, phƣơng pháp sƣ phạm nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện hƣớng tới sự thành đạt của con ngƣời.

Văn hóa trƣờng học, văn hóa học đƣờng đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách sử sự giao tiếp giữa ngƣời học với nhau, giữa trò với thầy và ngƣợc lại, là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hóa cịn đƣợc thể hiện qua triết lý giáo dục của nhà trƣờng, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan mơi trƣờng…Chính từ nhân cách của ngƣời thầy giáo, từ những câu chuyện minh họa trong những giờ học văn học, nghệ thuật, chƣơng trình ngoại khóa, giờ học giáo dục công dân, giờ sinh hoạt lớp, thái độ của tập thể lớp sẽ góp phần vào việc hình thành thái độ, tình cảm đạo đức từ đó chuyển thành niềm tin đạo đức của học sinh.

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, nguồn tài chính ảnh hƣởng khơng nhỏ đến chất lƣợng giáo dục nói chung, chất lƣợng giáo dục đạo đức nói riêng. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, nguồn tài chính đáp ứng u cầu sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục do đó phải có kế hoạch xây dựng, phát triển, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục một cách thƣờng xuyên. Trên cơ sở đó tranh thủ các nguồn vốn: ngân sách cấp trên, ngân sách địa phƣơng, các nguồn từ xã hội hóa giáo dục…để từng bƣớc tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

1.4.2.3. Yếu tố xã hội

Cuộc sống của con ngƣời luôn gắn liền với cộng đồng xã hội thông qua các mối quan hệ xã hội, bằng các hoạt động giao lƣu. Sự tác động của môi trƣờng xã hội đối với đạo đức, nhân cách còn tùy thuộc nhiều vào khả năng hòa nhập cộng đồng và năng lực tiếp nhận của chủ thể đối với sự tác động đó.

Mơi trƣờng xã hội là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữa các cá nhân với tập thể, xã hội. Xã hội có tác động khơng nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong xã hội hiện nay có những hạn chế, tác động xấu từ môi trƣờng của thời kỳ mở cửa, hội nhập, những mặt trái của cơ chế thị trƣờng… có cơ hội xâm nhập. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trƣờng học, đã tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hƣởng không nhỏ trực tiếp đến công

tác GDĐĐ HS, đến an ninh trật tự xã hội.Xã hội có vai trị to lớn trong việc GDĐĐ HS, với những thể chế chính trị, luật pháp, hệ tƣ tƣởng, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa, đạo đức góp phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách HS. Một môi trƣờng trong sạch lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp văn minh là điều kiện thuận lợi nhất GDĐĐ và hình thành phát triển nhân cách cho HS.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội là 3 lực lƣợng giáo dục to lớn, nếu đƣợc phối hợp chặt chẽ, cùng thống nhất một mục tiêu, một yêu cầu và cùng một phƣơng pháp giáo dục sẽ đem lại hiệu quả giáo dục tốt đẹp. Nếu gia đình là nơi bắt đầu của nhân cách thì nhà trƣờng, xã hội là nơi đảm bảo những tiền đề cần thiết để nhân cách phát triển và toàn diện. Kết hợp 3 yếu tố giáo dục gia đình - nhà trƣờng - xã hội nhằm đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng nhƣ cách thức hành động, tránh sự tách rời, mâu thuẫn vơ hiệu hóa lẫn nhau gây nên tâm trạng nghi ngờ, dao động của các em trong việc lựa chọn, tiếp thu các giá trị tốt đẹp. Sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả của ba môi trƣờng sẽ là tiền đề vững chắc để hoạt động giáo dục đạo đức học sinh hình thành nhân cách tốt đẹp.

Tiểu kết chƣơng 1

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trị cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức chỉ đƣợc hình thành thơng qua q trình giáo dục, đó là một quá trình lâu dài, liên tục xen kẽ giữa giáo dục, tự giáo dục, giáo dục lại và mang tính nghệ thuật. Đạo đức là một trong những hình thái của ý thức - xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực giúp con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội, nhằm đạt tới chân - thiện - mĩ.

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh. Đối với việc hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của XH là vấn đề mang tính cốt lõi. Có thể nói giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trƣờng XHCN. GDĐĐ là góp phần hƣớng tới sự phát triển con ngƣời, phát triển nhân cách của từng HS, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ CNH - HĐH. Chất lƣợng của GDĐĐ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, nhất là đối với các trƣờng THCS, để thực hiện mục tiêu nội dung GDĐĐ thì mỗi nhà trƣờng cần xây dựng cho mình một hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ thích hợp có hiệu quả.

Những vấn đề trên đây sẽ là cơ sở lý luận để tác giả xây dựng hƣớng nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong chƣơng 2 và đề xuất các biện pháp quản lý công tác này ở chƣơng 3 tiếp theo đây.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)