Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 42 - 43)

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

2.1.1. Vị trí địa lý, dân cư huyện Hải Hậu

Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ. Phía đơng bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trƣờng, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hƣng, phía đơng và đơng nam giáp biển Đơng. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hƣng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hịa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Xuân, Hải Lý, Hải Đông và giáp với huyện Giao Thủy.

Huyện có diện tích 230,22 km². Tồn bộ diện tích huyện Hải Hậu là đồng bằng với khoảng 32 km bờ biển, trên địa bàn huyện khơng có ngọn núi nào. Dân số hiện nay 294.216 ngƣời, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, đƣợc phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 ngƣời/km2.

Lịch sử hình thành và phát triển mảnh đất, con ngƣời Hải Hậu là quá trình lao động cần cù, sáng tạo để khẩn hoang lấn biển, mở đất khởi nghiệp bắt đầu từ mảnh đất Phú Cƣờng đến xã Quần Anh và ngày nay là huyện Hải Hậu anh hùng. Đó là kết tinh cao độ trí tuệ, mồ hơi, cơng sức và cả máu xƣơng của bao thế hệ ngƣời Hải Hậu. Đó cịn là một q trình lịch sử từ khơng đến có, từ nhỏ đến lớn; từ hoang vu sơ khai lạc hậu đến văn minh hiện đại. Nhạc sĩ Vũ Minh Vĩ đã đúc kết trong đoạn ca từ: “… Ông

cha mình nằm gai nếm mật, chân lội sình đầu đội tay bê, để bây giờ rực sáng một vùng quê…”. Đó là sự đồng cam, cộng khổ, sự cố kết cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo và

nhẫn lại. Đó là những truyền thống quý báu kết tinh từ trí tuệ, mồ hơi và cả máu của bao thế hệ ngƣời Hải Hậu để khai phá, xây dựng và bảo vệ mảnh đất này. Và ngày nay, con ngƣời Hải Hậu, dù ở quê hƣơng hay mọi miền của Tổ quốc hay ngoài nƣớc

đều nguyện kế thừa, phát huy trong xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng mảnh đất, con ngƣời nơi đây ngày thêm giàu mạnh văn minh..

2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH của huyện Hải Hậu

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nƣớc gặp nhiều khó khăn, nhƣng với truyền thống đồn kết, tự lực tự cƣờng khắc phục khó khăn, huyện Hải Hậu đã cơ bản hoàn thành và hoàn thành vƣợt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 11,71%, tăng 0,38% so với kế hoạch. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 165,5 tỷ đồng, tăng 57% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) năm 2015 đạt 30,1 triệu đồng, tăng 12,1 triệu đồng so với chỉ tiêu. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 105 triệu đồng.

Bảng 2.1: GDP bình quân của huyện Hải Hậu giai đoạn 2005-2015

Giai đoạn 2005-2010 Giai đoạn 2010-2015

Cả nƣớc 6,9% 6,0%

Tỉnh Nam Định 10,2% 11,0%

Huyện Hải Hậu 10,5% 11,07%

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hải Hậu

Tỷ trọng cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Tỷ trọng cơng nghiệp xây dựng tăng từ 31,39% (năm 2005) lên 35,6% (năm 2010), ƣớc tính lên 36,2% (năm 2011) dịch vụ tăng từ 28,1% (năm 2005) lên 31,1% (năm 2010). Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm từ 44,51% (năm 2005) xuống còn 33,3% (năm 2010); ƣớc tính giảm xuống cịn 30,2% (năm 2011); Phong trào "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ" phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.

Huyện Hải Hậu là huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở vùng ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)