Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 28 - 32)

6.1. Khái niệm

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý và điều hành thực hiện nhiệm vụ thu - chi của NSNN.

Theo luật NSNN 2002, điều 4: "NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBNN". Như vậy hệ thống ngân sách nước ta bao gồm:

- Ngân sách trung ương

- Ngân sách tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

- Ngân sách huyện ( quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh) - Ngân sách xã ( phường)

Việc tổ chức NSNN thành nhiều cấp là một tất yếu khách quan, nó phụ thuộc vào cơ chế phân cấp quản lý hành chính:

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH HUYỆN VÀ CÁC CẤP TƯƠNG ĐƯƠNG VÀ CÁC CẤP TƯƠNG ĐƯƠNG NGÂN SÁCH HUYỆN VÀ CÁC CẤP TƯƠNG ĐƯƠNG NGÂN SÁCH XÃ VÀ CẤP TƯƠNG ĐƯƠNG NGÂN SÁCH XÃ VÀ CẤP TƯƠNG ĐƯƠNG NGÂN SÁCH NHÀ NỚC NGÂN SÁCH NHÀ NỚC

- Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ và cần được đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định.

- Mặt khác, Mỗi cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương ở từng vùng, từng khu vực có những yêu cầu, mục tiêu đặc thù riêng phụ thuộc vào hồn cảnh, tình trạng kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực đó. Do đó, sẽ là khơng hiệu quả nếu đánh đồng các nội dung NSNN cho từng cấp và cho từng khu vực.

Phân cấp quản lý là cách tốt nhất để gắn các hoạt động NSNN với những hoạt động kinh tế xã hội cụ thể, theo đặc điểm của từng cấp và theo đặc điểm của từng khu vực.

6.2. Các nguyên tắc phân cấp ngân sách các cấp

Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đợc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội

của NN.

NSTW giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ cho các địa phương chưa cân đối được thu, chi: - Mọi chính sách, chế độ quản lý NSNN được ban hành thống nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý NSTW.

- NSTW quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh tế và xã hội.

Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu, bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo. Nếu cơ quan cấp trên uỷ quyền cho cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ

của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên xuống cơ quan cấp dưới.

Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, địa phương. Tỷ lệ % được ổn định từ 3 – 5 năm. Thời gian này gọi là thời kỳ ổn định ngân sách

Bài 3

THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w