Ngân sách và soạn lập ngân sách

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 85 - 87)

5. Nội dung quản lý, bao gồm những thành phần sau:

5.1. Ngân sách và soạn lập ngân sách

Chính phủ nói chung bao gồm tất cả các cấp chính quyền và mỗi cấp chính quyền đều có một ngân sách riêng. Để đảm bảo tính trách nhiệm và kiểm sốt tài chính thì tất cả hoạt động tài chính của mọi cơ quan tổ chức do Chính phủ điều hành đều phải được tổng hợp thành một ngân sách chung gọi là ngân sách nhà nước. Ngân sách phải có tính tồn diện, tức là bao gồm tất cả các khoản thu - chi của mọi cấp chính quyền, hay nói cách khác các khoản mục ngoài ngân sách, các tài khoản đặc biệt hay những khoản chi tiêu được tài trợ bằng nguồn vốn nước ngoài đều phải phản ánh trong ngân sách nhà nước.

Quy trình ngân sách bắt đầu bằng việc soạn lập ngân sách. Quá trình soạn lập ngân sách nhằm ba mục tiêu chính: (i) đảm bảo ngân sách phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mơ và giới hạn về nguồn lực; (ii) phân bổ nguồn lực phù hợp với các chính sách của Chính phủ, và (iii) tạo điều kiện để quản lý tốt quá trình hoạt động của các cơ quan hành chi.

Là một tấm gương phản chiếu về mặt tài chính các chính sách của Chính phủ, việc soạn lập ngân sách phải đảm bảo mối quan hệ gắn kết với q trình hoạch định chính sách trong cơ quan Chính phủ và xây dựng những kênh lấy ý kiến quần chúng. Muốn vậy, soạn lập ngân sách phải bắt đầu từ khuôn khổ kinh tế vĩ mô, tức là phải dựa vào những dự báo thực tiễn về tình hình kinh tế vĩ mơ, khả năng tăng trưởng và huy động nguồn thu cũng như các mục tiêu tài khoá khác. Đồng thời, các giới hạn về tài chính cũng phải được đưa vào quá trình soạn lập ngân sách.

Việc soạn lập ngân sách thường được thực hiện theo hai quy trình: ã Quy trình từ trên xuống bao gồm (i) xác định tổng nguồn lực có thể chi tiêu trong kỳ ngân sách (dựa trên khuôn khổ kinh tế vĩ mô hợp lý); (ii) xác định các hạn mức chi tiêu cho các ngành và địa phương tương ứng với

thứ tự ưu tiên của Chính phủ.

ã Quy trình từ dưới lên bao gồm việc các ngành và địa phương hoạch định và dự trù kinh phí cho các chương trình chi tiêu của mình trong kỳ ngân sách và trong khuôn khổ hạn mức chi tiêu đã được phân bổ.

Hai quy trình này được thực hiện đan xen nhau thông qua hàng loạt các lần đàm phán và tổng hợp ngân sách giữa cơ quan phân bổ trung ương và các đơn vị cấp dưới cho đến khi đạt được sự nhất trí giữa các bên. Như vậy, trình tự soạn lập ngân sách có thể khái qt hố thành các bước chính như sau:

ã Xây dựng một khuôn khổ kinh tế vĩ mô

ã Soạn thảo thông tư hay thơng báo về ngân sách, trong đó quy định rõ các mức trần chi tiêu cho từng ngành và hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch ngân sách của ngành;

ã Các bộ, ngành và địa phương dự thảo kế hoạch ngân sách dựa trên văn bản hướng dẫn đó;

ã Đàm phán ngân sách giữa các bộ, ngành và địa phương với Bộ Tài chính.

ã Chính phủ và các cơ quan chức năng ở trung ương hoàn tất lần cuối dự thảo ngân sách và trình Quốc hội;

ã Quốc hội thông qua ngân sách hàng năm

Cách soạn thảo ngân sách truyền thống hiện nay cịn có một số nhược điểm. (nhược điểm này sẽ được bàn đến chi tiết trong phần cuối của bài).

Để khắc phục những nhược điểm đó của q trình soạn lập ngân sách truyền thống, ngày nay càng có nhiều quốc gia chuyển theo hướng soạn kế hoạch ngân sách cuốn chiếu nhiều năm, mà một công cụ rất phổ biến hiện nay là Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF), sẽ được đề cập đến trong phầu sau:

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 85 - 87)