5. Nội dung quản lý, bao gồm những thành phần sau:
2.2. Mục tiêu chính của PEM
Mục tiêu chung của các chính sách phát triển là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tính cơng bằng trong tăng trưởng và ổn định hóa nền kinh tế quốc dân. Là một cơng cụ phục vụ cho Chính phủ thực hiện vai trị của mình, PEM cũng có những mục tiêu tương ứng với ba mục tiêu trên.
Trước tiên, ổn định nền kinh tế bao hàm nhiều vấn đề, trong đó ổn định tài chính quốc gia là một u cầu sống cịn. Điều đó có nghĩa là ngân sách nhà nước ln phải đảm bảo tính bền vững. Bền vững ở đây khơng có nghĩa là khơng có thâm hụt, vì trong nhiều trường hợp, để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau, Chính phủ phải chấp nhận đi vay và thâm hụt ngân sách. Nhưng sự thâm hụt đó phải trong biên độ cho phép và khơng gây những nguy hại nghiêm trọng cho nền kinh tế trong tương lai. Mục tiêu này được chuyển sang PEM thành mục tiêu về kỷ luật tài khóa tổng thể.
Kỷ luật tài khóa tổng thể là việc quản lý các nhu cầu có tính cạnh tranh lẫn nhau và thường là vượt quá giới hạn ngân sách cho phép, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tức là không bị thâm hụt lớn đến mức không bền vững.
Nền kinh tế vĩ mô không những cần đạt tốc độ tăng trưởng cao mà sự tăng trưởng đó phải có tính bền vững, có nghĩa là nó phải đảm bảo tính chất cơng bằng. Muốn vậy, Chính phủ phải sắp xếp được thứ tự ưu tiên các ch- ương trình chính sách của mình và tập trung thực hiện có trọng tâm trọng điểm các chính sách đó theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững. Có như vậy mới có thể góp phần đạt tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện ngân sách hạn hẹp.
Tương ứng, mục tiêu thứ hai của PEM được gọi là đảm bảo hiệu lực
phân bổ nguồn lực, tức là Chính phủ phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực, phù hợp với các chiến lược và kế hoạch quốc gia,
các bộ ngành và các tỉnh.
Cuối cùng, hoạt động của các cơ quan nhà nước, hay còn gọi là các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cũng phải có tính hiệu quả giống như các doanh nghiệp kinh doanh tư nhân. Điều này dẫn đến mục tiêu thứ ba của PEM là
đảm bảo hiệu quả hoạt động; tức là làm thế nào để các cơ quan cung ứng dịch vụ có thể cung ứng được hàng hóa và dịch vụ cơng có kết quả cao nhất trong phạm vi ngân sách cho trước, hoặc có thể đạt được những kết quả cho trước với chi phí thấp nhất.
Những mục tiêu cơ bản đối với PEM được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng: Các mục tiêu cơ bản đối với quản lý chi tiêu công cộng
Kỷ luật tài khóa tổng thể
Tổng thể ngân sách phải là kết quả của những quyết định minh bạch và có hiệu lực, chứ không phải đơn thuần là để thảo mãn mọi nhu cầu chi tiêu. Ngân sách tổng thể phải được xác dịnh trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định chi tiêu cụ thể nào, và phải được duy trì bền vững trong trung và dài hạn
Hiệu quả phân bổ nguồn lực
Chi tiêu phải dựa trên các ưu tiên chiến lược của quốc gia và hiệu lực của các chương trình chính sách cơng. Hệ thống ngân sách phải khuyến khích tái phân bổ nguồn lực từ những chương trình có mức độ ưu tiên thấp sang các chương trình có mức độ ưu tiên cao, và từ các chương trình hiệu quả thấp sang các chương trình hiệu quả cao.
Hiệu quả hoạt động
Các cơ quan cung ứng dịch vụ phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ sao cho có thể đạt được hiệu quả như mong muốn và (nếu có thể được) với mức giá cạnh tranh trên thị trờng.
Nguồn: Allan Schick, Cách tiếp cận hiện đại về quản lý chi tiêu công cộng
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các mục tiêu trên của của PEM khơng đứng một cách độc lập mà chúng có quan hệ qua lại và bổ sung lẫn cho nhau. Nếu chỉ nhấn mạnh đến mục tiêu này mà bỏ qua mục tiêu khác thì khơng có gì đảm bảo rằng PEM sẽ được thực hiện một cách hiệu quả. Chẳng hạn, nếu chúng ta chỉ chú trọng đến hiệu quả phân bổ nguồn lực mà bỏ qua kỷ luật tài
khóa tổng thể thì có thể dẫn đến nguy cơ là các cơ quan Chính phủ q ơm đồm thực hiện các chương trình dự án được đánh giá là có hiệu quả, khiến tổng chi phí cho các chương trình đó vượt q khả năng đáp ứng của ngân sách hiện tại. Điều đó sẽ khiến Chính phủ phải đi vay để tài trợ cho chi tiêu, thâm hụt và vay nợ của Chính phủ sẽ gia tăng và ngân sách có nguy cơ khơng bền vững. Ngược lại, nếu chỉ quan tâm đến việc kiềm chế chi tiêu trong một giới hạn ngân sách cứng mà bỏ qua hiệu quả phân bổ nguồn lực hay hiệu quả hoạt động thì khơng có gì đảm bảo là ngân sách nhà nước sẽ đ- ược chi vào những chương trình cấp thiết nhất, mang tính chiến lược của quốc gia, cũng như khơng thể đảm bảo rằng các cơ quan Chính phủ đã sử dụng đồng tiền được cấp một cách tiết kiệm nhất.