5. Nội dung quản lý, bao gồm những thành phần sau:
5.3. Tăng cường PEM theo hướng kết quả hoạt động
Vì mục đích của mọi chương trình chi tiêu cơng là nhằm mang lại những kết quả và tác động nhất định cho nên cách tốt nhất để đánh giá chi tiêu công là xác định được những kết quả mà chơng trình đó tạo ra, xem chúng có đạt được những kết quả như mong muốn hay không. Muốn vậy, ngay từ đầu khi chúng ta xây dựng các chương trình chi tiêu đã phải xác định cho nó một loạt các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động. Có như vậy, thì khi chương trình hồn tất chúng ta mới có cơ sở để đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của các chi tiêu công. Hiện nay, việc lập ngân sách truyền thống vẫn chủ yếu phân bổ theo các yếu tố đầu vào. Ví dụ như ngân sách phân bổ cho ngành giáo dục sẽ căn cứ vào nhu cầu về giáo viên, sách giáo khoa, trang thiết bị trường lớp trên một đầu học sinh. Trong khi đó, thơng tin về kết quả mà ngành giáo dục đạt được như số lượng học sinh tốt nghiệp các cấp hay mức độ cải thiện chất lượng của lực lượng lao động nhờ giáo dục... lại khơng có hoặc khơng gắn gì với ngân sách được phân bổ. Vì thế, xu hư- ớng hiện nay là phải chuyển từ lập ngân sách theo theo đầu vào sang lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Với hình thức lập ngân sách mới thì ý nghĩa của các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động là hết sức quan trọng.
Hệ thống chỉ số kết quả hoạt động bao gồm:
ã Chỉ số đầu vào - các nguồn lực được dùng để cung cấp một hàng hoá hay dịch vụ (như số lượng bác sĩ, y tá, số giường bệnh... trong chi tiêu cho y tế).
ã Chỉ số đầu ra - những sản phẩm cụ thể mà chi tiêu công tạo ra (số bệnh nhân được điều trị, số trẻ em được tiêm chủng...) Chỉ số đầu ra sẽ giúp đo lường hiệu quả của chi tiêu công.
ã Chỉ số tác động - mức độ đạt được mục tiêu mà việc cung ứng dịch vụ đã đề ra (tỉ lệ tử vong giảm, tuổi thọ bình quân tăng). Chỉ số tác động cho
biết hiệu lực của chi tiêu cơng.
ã Chỉ số quy trình - chỉ số biểu thị phương thức mua sắm đầu vào, sản xuất đầu ra hay đạt được các tác động (như thời gian điều trị trung bình, số lần tổ chức tiêm chủng trong năm...). Dưới đây là một thí dụ về hệ thống chỉ số để đánh giá kết quả hoạt động của các dịch vụ cơng cộng.
Bảng 5.2: Thí dụ về chỉ số kết quả hoạt động
Ngành Loại chỉ số
Đầu vào Đầu ra Tác động Quy trình
Quản lý hành chính
Số nhân viên. Số văn bản chính
sách. Quyết định đa ra có chất lợng cao hơn. Mức độ cởi mở của các cuộc tranh luận Giáo dục Tỉ lệ giáo viên/học sinh Tỉ lệ tốt nghiệp Trình độ học vấn cao hơn. Mức độ khuyến khích học sinh trình bày quan điểm. Hệ thống tư pháp
Ngân sách. Số vụ việc xử lý. Tỉ lệ khiếu kiện
giảm. Trợ giúp bị đơn nghèo. Cảnh sát Số xe chuyên dùng. Số vụ bắt giam. Tỉ lệ tội phạm giảm. Tôn trọng nhân quyền. Y tế Số y tá trên 1.000 đân. Số ca tiêm chủng. Tỉ lệ ốm đau giảm. Tỉ lệ điều trị nội trú Công tác xã hội Số cán bộ làm công tác xã hội. Số cá nhân được trợ giúp Đối tượng cần trợ giúp giảm dần. Mức độ tôn trọng trong cách xử lý. Nguồn: Quản lý chi tiêu của Chính phủ, ADB (2005)
Trong một chuỗi các dịch vụ công cộng nối tiếp nhau, việc thực hiện dịch vụ này giúp giải quyết tốt dịch vụ kia, thì các chỉ số này có quan hệ mật thiết với nhau. Đầu ra của một khâu này là kết quả tác động của khâu trước và là đầu vào cho khâu sau. Mặc dù việc đánh giá bằng chỉ số giúp công tác quản lý, giám sát và đánh giá chi tiêu cơng được minh bạch rõ ràng hơn, do đó nâng cao được hiệu quả và hiệu lực của chi tiêu công, nhưng việc xác
định chỉ số phải hết sức cẩn trọng. Chỉ số được xác định có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của người cung ứng. Do đó, nếu chỉ số được xác định khơng tồn diện thì có thể khiến dịch vụ công cộng được cung ứng theo một hướng khác hẳn làm méo mó động cơ lành mạnh của các dịch vụ này.
Một nguy cơ hay xuất hiện liên quan đến các chỉ số đánh giá là "qui luật về hậu quả vơ tình". Thí dụ, nếu để đo lường hiệu lực của dịch vụ hành chính mà chúng ta sử dụng chỉ số quy trình là số văn bản giấy tờ đã được xử lý, với mục đích nếu chỉ số này cao có nghĩa là cơ quan cơng quyền đã xử lý công việc rất hiệu quả. Nhưng một hậu quả vơ tình của chỉ số này có thể làm tăng đáng kể số lượng công văn giấy tờ khơng cần thiết. Vơ tình, điều đó đã làm hạn chế hiệu lực của dịch vụ hành chính.
Vì thế, hệ thống chỉ số kết quả hoạt động tốt phải đảm bảo các tiêu chuẩn CREAM: Rõ ràng (Clear), Phù hợp (Relevant), Tiết kiệm (Economic), Thoả đáng (Adequate) và Có thể giám sát được (Monitorable). Nếu chỉ số nào khơng đáp ứng được cả 5 tiêu chuẩn trên thì khơng nên sử dụng.
Bài 5