5. Nội dung quản lý, bao gồm những thành phần sau:
6.4. Yêu cầu đối với PEM hiệu quả
Là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính quốc gia, việc cải cách tài chính cơng nói chung và cải cách chi tiêu cơng nói riêng phải đảm bảo những tiêu chuẩn chung của một nền hành chính Nhà nước có hiệu quả và hiệu lực. Nhận thức về vai trị của Chính phủ đối với sự phát triển đã nhấn mạnh đến việc phải có một cơ chế điều hành quốc gia hiệu quả. Điều hành quốc gia (governance) được hiểu là cách sử dụng quyền
lực để quản lý các nguồn lực kinh tế - xã hội của một quốc gia cho sự phát triển. Theo cách hiểu đó, điều hành quốc gia khơng chỉ đơn thuần là cơng tác quản lý Nhà nước của Chính phủ, mà cịn bao hàm sự đóng góp của khu vực tư nhân và các tổ chức đoàn thể xã hội cũng như quần chúng (mà ngôn ngữ hiện nay gọi là xã hội dân sự). Một cơ chế điều hành quốc gia hiệu quả phải đáp ứng được bốn yêu cầu; tính trách nhiệm, tính minh bạch, tính tiên liệu và sự tham gia của xã hội. Bốn yêu cầu đó được cụ thể hóa trong cơng tác PEM như sau:
Tính trách nhiệm. Tính trách nhiệm trong PEM được hiểu là các cơ
quan cung ứng dịch vụ và cơng chức nhà nuớc phải có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ nằm trong bổ phận của mình và giải trình những kết quả do quyết định mà mình đưa ra. Tính trách nhiệm gồm hai bộ phận cấu thành. Thứ nhất là trách nhiệm giải trình. Các cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc đã sử dụng cơng quỹ vào việc gì và đạt được kết quả như thế nào. Trách nhiệm giải trình ở đây khơng chỉ dừng lại ở việc có những báo cáo hình thức theo quy định, mà cịn bao hàm cả việc sẵn sàng trả lời mọi chất vấn của mọi đối tượng trong xã hội về việc chi tiêu của mình. Bộ phận thứ hai trong tính trách nhiệm là phải lường trư- ớc được những tác động có thể xảy ra khi đưa ra các quyết định chi tiêu.
Tính trách nhiệm cũng gồm hai khía cạnh. Trách nhiệm đối nội là trách nhiệm đối với các cơ quan chủ quản cấp trên, trong đó mọi cán bộ cơng chức đều phải chịu sự đánh giá của cơ quan cấp trên về kết quả hoạt động của mình, và mọi quyết định khen thưởng, đề bạt hay kỷ luật đều phải dựa trên kết quả hoạt động của cá nhân. Trách nhiệm đối ngoại là trách nhiệm của các cán bộ và cơ quan công quyền đối với các tổ chức, cơ quan khác và người dân.
quyền phải cân nhắc kỹ khi chi tiêu bằng tiền cơng quỹ. Điều đó sẽ giúp chi tiêu cơng cộng đạt hiệu quả cao hơn.
Tính minh bạch. Tính minh bạch có nghĩa là mọi thơng tin về tài
chính và ngân sách đều phải được cơng khai hố. Đây là một yêu cầu dễ hiểu vì người dân, với tư cách là người đóng thuế để Chính phủ chi tiêu cho các hoạt động vì lợi ích chung, có quyền được biết tiền thuế do mình đóng góp được chi tiêu như thế nào. Minh bạch tài chính ở đây khơng chỉ có nghĩa là các thơng tin về ngân sách được cơng bố, mà chúng cịn phải được cơng bố một cách kịp thời, đáng tin cậy và dễ hiểu. Có như vậy mới đảm bảo mọi tầng lớp dân cư đều có thể tham gia theo dõi và giám sát chi tiêu cơng.
Tính tiên liệu. Tính tiên liệu nói tới mọi luật lệ hay quy định về chi tiêu
cơng đều phải rõ ràng, có báo trước và được thực thi một cách thống nhất, có hiệu lực. Thiếu khả năng tiên liệu này thì các cơ quan cơng quyền rất khó xây dựng kế hoạch chi tiêu của mình một cách phù hợp với chiến lược quốc gia và khu vực tư nhân cũng thiếu một chỉ báo quan trọng về ý đồ và chiến lược phát triển của Chính phủ để điều chỉnh các quyết định sản xuất và đầu tư của mình.
Sự tham gia của xã hội. Tất cả mọi đối tượng chịu tác động hoặc có
liên quan đến các chương trình chi tiêu đều phải được sử dụng những kênh để có tiếng nói của mình trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá các chương trình chi tiêu. Có như vậy mới đảm bảo các chương trình chi tiêu đó thực sự đáp ứng được mong đợi của những người thụ hưởng và đảm bảo người dân thực sự được biết, được bàn và được kiểm tra hoạt động của Chính phủ.
5. Quy trình ngân sách
Để thấy được một cách khái qt về tồn bộ quy trình quản lý chi tiêu cơng, đến đây chúng ta chuyển qua xem xét một quy trình ngân sách tổng quát và các vấn đề cơ bản cần quan tâm trong từng khâu của quy trình đó.