Tơn trọng kỷ luật tài chính tổng thể

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 77 - 79)

5. Nội dung quản lý, bao gồm những thành phần sau:

3.1. Tơn trọng kỷ luật tài chính tổng thể

Đối với một nền kinh tế, nguồn lực tài chính cung ứng để thoả mãn các nhu cầu là có giới hạn, nếu để chi tiêu ngân sách gia tăng sẽ dẫn đến những hậu quả: (i) gia tăng gánh nợ của nền kinh tế trong tương lai; (ii) gia tăng gánh nặng về thuê; (iii) phá vỡ cân bằng kinh tế, đó là cân bằng về tiết kiện - đầu tư, cân bằng cán cân thanh tốn, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng tr- ưởng kinh tế.

Vì vậy, cần thiết phải giữ kỷ luật tài chính tổng thể để ổn định kinh tế vĩ mơ. Kỷ luật tài chính tổng thể trước hết yêu cầu giới hạn tổng chi tiêu

phải được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô như: quy mô GDP, tỷ suất thu/GDP; sự gia tăng chi hàng năm trong tổng GDP, tỷ lệ nợ/GDP, tỷ lệ tiết kiệm đầu tư/GDP, mức độ thâm hụt cán cân thanh toán. Giới hạn tổng chi ngân sách phải được đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện ngân sách và được duy trì, giữ vững ổn định trong dài hạn. Thứ đến, nó yêu cầu chi ngân sách phải được thiết lập một cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần (từng khoản mục chi tiêu ngân sách).

Những sắp xếp thể chế đối với kỷ luật tài chính tổng thể có thể đi từ những quy định ràng buộc của Hiến pháp về tổng mức chi tiêu (như trường hợp của Indonesia) đến những đạo luật chính thức ( NewZealand, Australia) cho tới những cam kết đó được hỗ trợ đắc lực bởi những quy định pháp lý nhằm đảm bảo cho tất cả thu nhập của chính phủ được đưa vào một quỹ tiền tệ duy nhất và chỉ được chi tiêu khi đã có sự phê duyệt của cơ quan lập pháp. Những sắp xếp thể chế có thể bổ sung thêm bằng các ràng buộc được đưa ra từ thị trường tài chính và sức ép từ phía ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương độc lập cũng đóng một vai trị quan trọng đối với kỷ luật tài chính tổng thể thơng qua chính sách cung ứng tiền cho nền kinh tế.

Việc xây dựng khn khổ tài chính ln ln là trách nhiệm của các cơ quan trung ương. Trần chi tiêu tài chính tổng thể nên đưa vào trong các cuộc thảo luận của chính phủ để phân tích hợp lý các chính sách tài chính trong những năm ngân sách tiếp theo. Trong q trình lập kế hoạch, mức trần có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội, nhưng sự điều chỉnh được kiềm chế ở mức tối thiểu để đảm bảo tính minh bạch.

Sau khi trần chi tiêu tổng thể đã được cơ quan lập pháp phê duyệt, các cơ quan hành pháp phải tăng cường các biện pháp để thực thi và thường xuyên kiểm tra chi tiêu thực tế trong suốt quá trình chấp hành ngân sách

nhằm phát hiện sớm những điểm gây áp lực đến mức trần chi tiêu tổng thể. Một sự giàng buộc quan trọng nữa đối với việc hoạch định chính sách là phải tổng hợp tất cả những khoản chi tiêu thực tế vào dự tốn ngân sách trong suốt q trình chấp hành ngân sách và công khai khi kết thúc năm ngân sách. Tính tồn diện và minh bạch là những điều kiện cần thiết cho kỷ luật tài chính tổng thể.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w