Mục tiêu quản lý thuế

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 46 - 49)

4. Quản lý thuế

4.2. Mục tiêu quản lý thuế

Một là, đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung nhanh chóng, th-

ường xuyên, ổn định cho ngân sách quốc gia.

Thuế luôn là nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số thu NSNN của hầu hết các quốc gia. Đảm bảo nguồn thu từ thuế là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác quản lý thuế. Không đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nớc sẽ phá vỡ các kế hoạch chi tiêu dự kiến của nhà nước và khi các kế hoạch chi tiêu bị phá vỡ thì sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là nhà nước cần phải tăng thu thuế bằng mọi giá. Một tỷ lệ thu thuế hợp lý sẽ

vừa kích thích nền kinh tế phát triển, hiệu quả, vừa đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

Hai là, quản lý thuế phải nhằm mục tiêu tối thiểu hố chi phí thu thuế

của cơ quan thu thuế cũng như là chi phí của các đối tượng nộp thuế. Đây là một mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý thuế, đó là:

- Đạt kết quả nhất định (theo kế hoạch hàng năm đã đặt ra) với mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu càng ít càng tốt.

- Đạt hiệu quả không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà còn phải quan tâm đến hiệu quả xã hội.

Để nâng cao hiệu quả, quản lý thuế phải hướng tới mục tiêu tối thiểu hố chi phí, gắn chi phí thu thuế với số thu về thuế trong mối tương quan chặt chẽ, đồng thời cũng phải giảm thiểu chi phí của các đối tượng trong q trình nộp thuế. Muốn vậy, cần phải xây dựng, tổ chức bộ máy thuế gọn nhẹ; qui trình, thu tục thu thuế đơn giản, rõ ràng; đội ngũ cơng chức làm việc có năng suất và chất lượng lao động cao.

Ba là, nâng cao hiệu lực của quản lý thuế.

Hiệu lực được hiểu là khả năng và tác dụng thực tế của một cơ quan, một tổ chức thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của mình. Hiệu lực của quản lý thuế phụ thuộc trực tiếp vào năng lực, chất lượng của hệ thống quản lý thuế, tức là tổng hợp các yếu tố về thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức. Bộ máy ngành thuế phải được vận hành một cách nhịp nhàng, thơng suốt, có tính tổ chức, kỷ luật nghiêm ngặt, phân công, phân cấp, phân quyền hợp lý, tạo thành năng lực tự thân của hệ thống quản lý. Đó là hiệu lực bên trong của cơ quan thuế. Ngày nay, chức năng của nhà nước chuyển từ cai trị sang phục vụ nhân dân, do đó sự tín nhiệm, ủng hộ của nhân dân càng cao

đối với hệ thống quản lý thuế nói riêng và nền hành chính nhà nước nói chung thì mức độ hiệu lực quản lý càng lớn. Đó là hiệu lực từ bên ngồi hệ thống quản lý. Do đó, để nâng cao hiệu lực của quản lý thuế cần phải giải quyết tốt các nhân tố cơ bản sau:

- Cách thức tổ chức, quy trình quản lý thu nộp thuế phải phù hợp với xu thế của thời đại

- Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cơng chức thuế

- Tạo được hình ảnh tốt trong xã hội, có được sự tín nhiệm, ủng hộ và chấp hành của nhân dân.

Bốn là, đảm bảo thi hành nghiêm pháp luật

Các luật về thuế đã được Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho các lợi ích của cử tri thơng qua. Pháp luật về thuế xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế. "Trốn thuế" và "tránh thuế" là các hành vi thường gặp trong quá trình thực hiện luật thuế. Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, đây là hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Khác với trốn thuế, tránh thuế là lợi dụng các qui định của luật thuế để có thể được giảm một phần nghĩa vụ nộp thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là sự hạn chế của hệ thống thuế, sự non kém trong quản lý và sự phức tạp trong các hoạt động kinh tế xã hội. Những hành vi này gây ra sự thất thu đáng kể về thuế, nó cịn làm suy giảm đáng kể đến tính pháp lý, cơng bằng của thuế, làm giảm lịng tin của nhân dân đối với nhà nước. Vì vậy quản lý thuế phải hướng đến mục tiêu chống trốn, tránh thuế.

Năm là, phát huy vai trị tích cực của thuế trong đời sống kinh tế xã

Nhà nước đánh thuế bao giờ cũng gây ra những ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Tuỳ theo mức độ phù hợp của chính sách và biện pháp quản lý thuế mà ảnh hởng đó có thể diễn ra hai chiều hư- ớng tích cực và tiêu cực đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của quản lý nhà nước là trên cơ sở vận dụng đúng đắn chính sách thuế, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy khía cạnh tích cực của hệ thống thuế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, có hiệu quả và cơng bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w