Các cách hiểu về chi tiêu công

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 58 - 60)

Chi tiêu cơng phản ánh những lựa chọn chính sách của Chính phủ. Mỗi khi Chính phủ quyết định cung cấp những loại hàng hóa và dịch vụ nào với khối lượng và chất lượng ra sao thì chi tiêu cơng đều phản ánh chi phí để thực hiện các quyết định đó. Tuy nhiên, hiểu chi phí để thực hiện các quyết

định cung cấp hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ như thế nào vẫn còn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi. Chính vì thế, nó cũng làm nảy sinh hai cách hiểu khác nhau về chi tiêu công.

Thứ nhất, có những chi phí trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua ngân sách công, tức là khối lượng tiền mà Chính phủ chi ra từ ngân sách để đáp ứng các khoản chi tiêu này. Chẳng hạn, việc Chính phủ trích ngân sách để chi cho giáo dục, quốc phịng.... thuộc loại chi tiêu này. Cách hiểu này có thể gọi là chi tiêu công theo nghĩa hẹp, hay gọi là chi tiêu của Chính phủ.

Tuy nhiên, hiểu chi tiêu công cộng như vậy xem chừng chưa thỏa đáng. Lý do là hầu hết các quyết định hay chính sách của Chính phủ đưa ra đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến chi tiêu của khu vực tư nhân và do đó sẽ ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực chung của nền kinh tế.

Ví dụ, khi Chính phủ thơng qua một đạo luật buộc tất cả các doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ mơi trường thì quyết định đó sẽ buộc khu vực tư nhân phải bỏ ra một chi phí đáng kể để chấp hành quy định của Chính phủ.

Hoặc khi Chính phủ ấn định lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước thì thực chất đây là một hình thức trợ cấp ngầm cho các doanh nghiệp này, nhưng khoản trợ cấp đó lại khơng phản ánh trực tiếp qua ngân sách.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, phải tính tốn cả những chi phí này thì mới phản ánh hết tác động của một quyết định cơng đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Tính tốn chi tiêu cơng như vậy gọi là chi tiêu công theo nghĩa rộng.

Vậy, theo nghĩa khái quát nhất, chi tiêu công là tổng hợp các khoản

chi của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương; các doanh nghiệp nhà nước và của toàn dân khi cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý.

Rõ ràng, khái niệm chi tiêu công theo nghĩa rộng sẽ phản ánh đầy đủ hơn "chi phí xã hội của các hoạt động của Chính phủ". Nhưng do những khó khăn rất lớn trong việc ước tính chi phí đó nên trong hầu hết các cuộc thảo luận về chi tiêu công, người ta thường đề cập đến chi tiêu theo nghĩa hẹp. Đó cũng là quan điểm sẽ áp dụng trong bài này, vì vậy có thể khái niệm:

Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp công được sự tài trợ và kiểm sốt bởi chính phủ.

Với khái niệm này cho thấy, trừ các khoản chi của các quỹ ngoài ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của ngân sách Nhà nước hàng năm được quốc hội thông qua. Chi tiêu công phản ảnh trị giá của các loại hàng hố mà chính phủ mua vào để cung cấp cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển, chi tiêu cơng là những khoản chi có tính chất tiêu dùng. Vì vậy, cần phải giới hạn tối đa mọi khoản chi tiêu của chính phủ để tránh lãng phí nguồn lực của đất nước.

Sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại, Nhà nước đóng vai trị là một trung tâm của q trình tái phân phối thu nhập; thơng qua các khoản chi tiêu công, Nhà nước cung ứng lại cho xã hội những khoản thu nhập đã lấy đi của xã hội từ các khoản nộp thuế bằng việc cung cấp những hàng hố cơng cần thiết mà khu vực tư khơng có khả năng cung cấp hoặc cung cấp khơng có hiệu quả. Với cơ chế này, Nhà nước thực hiện tái phân phối thu nhập của xã hội công bằng hơn, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 58 - 60)