Khái niệm quản lý thuế

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 44 - 46)

4. Quản lý thuế

4.1. Khái niệm quản lý thuế

Quản lý là quá trình chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo, tác động, kiểm tra, điều chỉnh của chủ thể quản lý đến đối tượng, khách thể quản lý nhằm làm cho đối tượng quản lý vận động theo ý đồ của chủ thể quản lý. Mối quan

hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quản lý thuế ở đây được xác định như sau:

- Nhà nước là chủ thể quản lý, trong đó cơ quan thuế là cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp quản lý thuế. Nếu chỉ đơn giản coi quản lý thuế là hoạt động quản lý của cơ quan thuế thì đã loại bỏ vai trò của các cơ quan quyền lực khác của Nhà nước như Chính phủ, Quốc hội...

- Đối tượng quản lý là hoạt động thu, nộp thuế. Thuế là khoản đóng góp của các cá nhân, tổ chức cho nhà nước, là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và là quan hệ tiền tệ giữa Nhà nước với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội.

Như vậy, quản lý thuế là quá trình tác động, điều hành của Nhà nước

đến hoạt động thu, nộp thuế nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước một cách hiệu quả nhất.

Quá trình tác động và điều chỉnh của Nhà nước ở đây được hiểu:

- Là q trình vận dụng các chức năng, vai trị của thuế để hoạch định chính sách, chế độ liên quan đến thuế.

- Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thu thuế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu khách quan cũng như điều kiện của đất nước trong từng thời kỳ.

- Là q trình vận dụng các phương pháp thích hợp để thanh tra, kiểm tra bảo đảm cho quá trình thu, nộp thuế đúng pháp luật, chống các hiện t- ượng tiêu cực.

Một là, đối tượng quản lý thuế là các hoạt động thu, nộp thuế. Tác

động của nhà nước ở đây là xây dựng hệ thống thuế, ban hành chế độ, qui trình, thủ tục thu nộp thuế, tổ chức thực hiện và kiểm tra tốt nhất, chống trốn, lậu thuế.

Hai là, hệ thống quản lý thuế là sự liên kết giữa cơ quan thuế với

khách thể quản lý là các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân. Đây là quan hệ giữa tài chính nhà nước với các bộ phận tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc gia

Ba là, phương pháp quản lý thuế mang tính tổng hợp, gồm nhiều biện

pháp khác nhau như phương pháp kinh tế, hành chính, giáo dục, tun truyền. Trong đó phương pháp hành chính được xem là phương pháp chủ yếu của quản lý thuế

Bốn là, quản lý thuế là nhằm mục tiêu phục vụ việc thực hiện tốt các

chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và được thực hiện trên cơ sở vận dụng các qui luật kinh tế - tài chính một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và gợi ý viết tiểu luận theo những vấn đề của môn tài chính công (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w