1 Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đây chỉ là những ngyên tắc chung nhất đợc rút ra từ kinh nghiệm cải cách thuế của nhiều nớc cũng nh từ kinh nghiệm hoạt động của Ngân hàng Thế giới Cơ cấu chi tiết của một hệ thống
5.2.2. Về quá trình cải cách thuế
Cải cách thuế cần được xem xét một cách hệ thống. Cải cách thuế
thường đòi hỏi phải cân đối rất nhiều mục tiêu khác nhau (đảm bảo nguồn thu, tăng tính hiệu quả, cơng bằng, hiệu lực của chính sách thuế...) và phải đánh giá tác động qua lại của nhiều công cụ thuế và cơ sở tính thuế khác nhau nên rất cần một cách tiếp cận mang tính chất hệ thống. Chẳng hạn, nếu giảm thuế quan mà không kèm theo việc tăng tương ứng các loại thuế tiêu
dùng khác như VAT thì có thể tạo thêm áp lực gây thâm hụt ngân sách. Hơn nữa, cải cách thuế cũng cần được đặt trong bối cảnh của một chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế bao quát hơn.
Cải tiến cơ cấu thuế phải đi đôi với việc hồn thiện cơng tác quản lý thuế. Một hệ thống quản lý thuế có hiệu lực là điều kiện cần thiết để hoàn
thành mục tiêu của bất kỳ một luật thuế mới nào. Đơn giản hóa luật thuế và các quy trình thủ tục sẽ nâng cao hiệu lực chấp hành thuế và tính hiệu quả của bộ máy quản lý thuế. Luật thuế đơn giản hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức tự khai thuế, và đến lượt mình, nó lại giúp cơ quan thuế vụ đảm bảo hiệu lực thi hành thuế một cách hữu hiệu hơn.
Cải cách thuế phải được đặt trong bối cảnh cụ thể, phù hợp với điều kiện trong và ngoài nước tại từng thời điểm. Thực tế cho thấy, cải cách thuế
của các nước phải tính đến các đặc điểm về mặt thể chế và văn hoá của thuế. Các nước đang phát triển nhiều khi chạy đua trong việc giảm thuế cho nhà đầu tư nước ngồi một cách khơng cần thiết, mà không nghiên cứu kỹ chế độ thuế tại nước quê nhà của chủ đầu tư. Nhiều trường hợp, chủ đầu tư từ một nước có hệ thống thuế theo thơng lệ quốc tế có thể chấp nhận bị nước sở tại đánh thuế với thuế suất cao ngang bằng nước quê nhà mà khơng nản lịng đầu tư
Cải cách thuế phải mang tính đặc thù của từng nước chứ khơng thể sao chép cứng nhắc từ các nước khác. Chính phủ của mỗi nước phải là chủ
nhân thực sự của tiến hành cải cách thuế trong nước mình. Hơn nữa, khi các chuyên gia trong nước tham gia vào việc thiết kế cuộc cải cách thì khả năng thành cơng của cải cách sẽ lớn hơn, vì họ quen thuộc và cảm nhận về vấn đề thể chế chính trị trong nước tốt hơn người ngồi.
Độ tin cậy của cải cách thuế có vai trị quan trọng đối với thành cơng của cải cách. Môi trường chính sách thuế ổn định sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn hơn trong đầu tư. Thay đổi thuế mà khơng có sự chuẩn bị kỹ càng cho thời kỳ chuyển tiếp có thể làm giảm lịng tin vào chế độ thuế. Hơn nữa, việc thay đổi thuế phải được xem như một phần trong chiến lược dài hạn nhằm cải tiến môi trường vĩ mô đối với khu vực tư nhân. Để tăng lòng tin của khu vực tư nhân vào cải cách, cần chuẩn bị và phân tích kỹ càng các bước đi, tham khảo ý kiến của các bên hữu quan và xác định một thời gian chuyển tiếp thoả đáng trớc khi luật thuế mới bắt đầu có hiệu lực.