Phức hệ magma xâm nhập Hiệp Đức ( PZ1hđ) phân bố dưới dạng khối nhỏ (2km2 ) ở phía Nam Da krông với thành phần chủ yếu là olivinit, harburgit bị

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 44)

serpentinit hóa. Trong đó, khoáng vật dễ bị phong hóa với hàm lượng cao tới 93 - 95% (serpentin: 80%, clorit: 13 - 15%).

- Phức hệ magma xâm nhập Núi Ngọc (GbPZ1nn) phân bố chủ yếu ở Nhâm, Apey (Alưới). Thành phần thạch học có tới 76 - 99% là khoáng vật kém ổn định phong hoá như: gabro, gabrodiabas, diabas lục hóa ở vùng Apey, Adang. Thành phần khoáng vật gồm: plagioclas, pyroxen, canxit, epidot và ít khoáng vật quặng của Cu, Co, Ni, Au, Ag...

- Phức hệ magma xâm nhập Điệng Bông (GPZ1đb) chỉ bắt gặp một vài khối nhỏ kẹp giữa các đứt gãy ở Nam và Bắc Hướng Hóa, ở phía Tây (gần Apey) với diện tích khoảng 7-8km2. Thành phần thạch học gồm plagiogranit - biotit - muscovit hạt vừa, hạt nhỏ, phần rìa bị ép giàu muscovit hơn. Trong đó, tỷ lệ các khoáng vật dễ bị phong hóa dao động trong khoảng 52 - 65% (Plagiocla: 45 - 55%, biotit + muscovit: 7 - 10%) so với khoáng vật ổn định đối với phong hóa là thạch anh (28 - 35%) và ít khoáng vật quặng.

- Phức hệ magma xâm nhập Trà Bồng (Di - GDi O-S tb) xuất lộ dưới dạng khối rộng chừng 120km2 kéo dài theo phương TB - ĐN dọc đứt gãy Rào Quán - A Lưới và bao gồm: diorit, granodiorit, tonalit, granit biotit bị milonit hóa. Trong đó, tỷ phần khoáng vật kém ổn định đối với phong hóa chiếm 51 - 95% (feldspat: 30- 70%, biotit: 6-12%, amphibol+horblend: 13- 47%), còn hàm lượng thạch anh thấp hơn nhiều và chiếm khoảng 5 - 40%.

- Phức hệ magma xâm nhập Đại Lộc (Ga D1đl) lộ ra với diện tích lớn khoảng vài trăm km2 và phân bố dưới dạng các khối quy mô khác nhau ở Tây Nam Quảng Trị. Thành phần thạch học của phức hệ gồm granit biotit dạng porphyr, granit hai mica dạng porphyr cấu tạo gneis, granit aplit có muscovit. Về thành phần khoáng vật cấu tạo đá của phức hệ, hàm lượng khoáng vật dễ bị phong hóa rất cao, đạt 50 - 85% (feldspat: 38 - 70%, biotit + muscovite: 2 - 22%, calxit: 2 - 15%), thạch anh chiếm 20 - 48%.

- Phức hệ magma xâm nhập Bến Giằng - Quế Sơn (GDi-G PZ3 bg- qs) lộ ra trên diện tích khoảng vài trăm km2, gồm các khối Tan Ky, Ta Băng, Động Voi Mẹp, Rào Tràng, Rào Núi, sông Hữu Trạch, Nam Đông, Apey và một vài khối nhỏ khác. Thành phần thạch học phức hệ bao gồm diorite thạch anh, monzonit thạch anh, granodiorit horblend, tonalit, granit biotit, granit màu hồng, đá mạch aplit,

diaba. Tỷ phần khoáng vật kém ổn định đối với phong hóa cao tới 59 - 98% (feldspat: 47 - 70%, biotit + muscovit: 5 - 10%, amphibol + horblend + epidot + clorit: 1 - 25%), khoáng vật rất ổn định với phong hóa là thạch anh chiếm 5 - 40%.

- Phức hệ magma xâm nhập Chaval (GbaT3cv) phân bố dưới dạng khối nhỏ ở Đông Nam Hướng Hóa, Lộc Điền (Phú Lộc), Bạch Mã, dọc sông Tả Trạch và ở Bắc Nam Đông.... Thành phần thạch học khối xâm nhập Hướng Hóa bao gồm: piroxenit, gabropiroxen và gabrodiorit. Các đá này có hàm lượng khoáng vật kém ổn định đối với phong hóa rất cao tới 57 - 99% (feldspat: 8 - 60%, piroxen: 0 - 95%, amphibol + horblend: 2 - 15%, biotit: 0 - 8%) và hàm lượng thạch anh rất thấp (0 - 5%).

- Phức hệ magma xâm nhập Hải Vân (GaT3hv) phân bố thành hai khối nằm ở ĐB và ĐN Hướng Hóa, ở khu vực núi Bạch Mã, động Mang Chan, khu đèo Hải Vân, Bình Điền... với diện tích gần 1000km2. Trong phức hệ này gặp các loại đá chủ yếu như: Melanogranit biotit, granit biotit, granit hai mica dạng porphyr, ít hơn có granit alaskit, granit aplit. Tỷ phần khoáng vật dễ bị phong hóa chiếm 55 - 84% (feldspat: 49 - 70%, biotit + muscovit: 5 - 10%, amphibol + horblend + epidot: 2 - 4%) và thạch anh là 20 - 45%.

- Phức hệ magma xâm nhập Bà Nà (GE2bn) lộ ra một số chỏm nhỏ với diện tích khoảng vài chục km2 ở TN Quảng Trị, Bến Tuần (Mỏ đá Galôi - Hương Thọ), dọc sông Bồ (Phong Điền), động Cocperlai... Tham gia cấu tạo phức hệ này có các loại đá như granit biotit, granit hai mica, granit alaskit, granit aplit. Hàm lượng các nhóm khoáng vật dễ bị phong hóa và khó bị phong hóa không khác nhau nhiều, trong đó, tỷ phần khoáng vật dễ phong hóa là 38 - 50% (feldspat: 35 - 40%, biotit + muscovite: 1 - 22%), khoáng vật khó bị phong hóa là thạch anh chiếm 36 - 45%.

- Phức hệ magma xâm nhập Măng Xim (SyE2mx) lộ ra dưới dạng mạch ở Nam Hướng Hóa, có thành phần syenit thạch anh - biotit dạng porphyr.

2.2.3. Cấu trúc - kiến tạo, vận động tân kiến tạo

2.2.3.1. Đặc điểm cấu trúc vùng nghiên cứu

Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế nằm trên hai đới kiến trúc Long Đại và A Vương - Sêcông, ranh giới là đứt gãy sâu Da Krông - Ca Nhong và đứt gãy sâu Sơn Trà - Atep.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 44)