Khái quát về các phương pháp dự báo quá trình trượt lở đất đá trên SD, MD trên thế giới và ở nước ta

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 97)

- Chảy (đất đá) Đặc trưng cho phương thức dịch chuyển theo cơ chế chảy

4.2.Khái quát về các phương pháp dự báo quá trình trượt lở đất đá trên SD, MD trên thế giới và ở nước ta

980 xã Hồng Tiến.

4.2.Khái quát về các phương pháp dự báo quá trình trượt lở đất đá trên SD, MD trên thế giới và ở nước ta

SD, MD trên thế giới và ở nước ta

Như đã biết, các phương pháp truyền thống dự báo trượt lở đất đá trên SD, MD như phương pháp phân tích lịch sử tự nhiên, phương pháp đồng dạng địa chất công trình và phương pháp mô hình hóa, nhất là mô hình vật lý đã được nghiên cứu, dự báo từ lâu. Từ giữa thế kỷ 20 cho đến ngày nay, việc đánh giá mức độ nhạy cảm (tổn thương) và dự báo khả năng phát sinh tai biến trượt đất đá trên SD, MD có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Tuy phương pháp tiếp cận trong đánh giá, dự báo trượt đất đá ít nhiều có sự khác nhau, nhưng vẫn có thể xác định 5 nhóm phương pháp đánh giá, phân vùng mức độ nhạy cảm sau đây đối với tai biến trượt lở đất đá: phương pháp phân tích BĐ địa mạo (Verstappen H.T. 1983, Cardinali M. 2002, vv); phương pháp viễn thám - GIS (Guzzetti F. 1999 - 2006, Moreiras S.M. 2005, Wieczorek G.F.1984...); phương pháp phát hiện hay heuristic (Anbalagan R. 1992, Nagarajan R. 2000, Pachauri A.K. 1998, Saaty T.L. 1972 - 2000, Saha A.K. 2002..); phương pháp thống kê xác suất (Carrara A.1983, Lee S.

2006, Van Westen C.J.1997...) và phương pháp quyết định hay Deterministic (Dietric W.E. 1995, Montgomery D.R.1994, Pack R.T.2005...).

Ở trong nước, để đánh giá, dự báo mức độ nhạy cảm (tổn thương) hoặc cường độ hoạt động địa động lực của trượt đất đá trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây đã được “nhập nội” và áp dụng ngày một sâu rộng phương pháp tư liệu viễn thám, phương pháp GIS, đặc biệt là phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (Trần Thanh Hà 2007, Trần Mạnh Liễu 2008, Nguyễn Thanh Sơn 1996). Trên nền tảng tiếp cận đa chỉ tiêu đã sử dụng một số phương pháp dự báo như: ma trận định lượng (Nguyễn Đức Lý 2010, Nguyễn Thị Thanh Nhàn 2008); phân tích quy trình thứ bậc Saaty T.L (Trần Anh Tuấn 2005, Nguyễn Quốc Thành 2006, Trần Thanh Hà 2007, Nguyễn Thị Thanh Nhàn 2008); phương pháp Sinmap (Hoàng Anh Tuấn 2008, Lê Công Tuấn, nnk 2008 v.v..); phương pháp xác suất thống kê nhờ sự trợ giúp GIS (Nguyễn Quốc Thành 2006, Tạ Đức Thịnh 2010, Phạm Văn Hùng 2011).

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 97)