Lựa chọn phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 98)

- Chảy (đất đá) Đặc trưng cho phương thức dịch chuyển theo cơ chế chảy

4.3.Lựa chọn phương pháp dự báo

980 xã Hồng Tiến.

4.3.Lựa chọn phương pháp dự báo

Hiện nay có nhiều phương pháp phân vùng dự báo trượt lở đất đá (PVDB TLĐĐ) dựa trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiện tượng này. Có thể nói, các phương pháp dự báo mới đề xuất đưa vào thử nghiệm trong thời gian gần đây khá phong phú và hiện đại. Về thực chất đó đều là những phương pháp phân tích đa chỉ tiêu các nguyên nhân, điều kiện phát sinh - phát triển với cách tiếp cận, giải quyết bài toán dự báo rất đa dạng . Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định mà độ chính xác và sự phù hợp của kết quả phân vùng phụ thuộc rất nhiều vào mục đích nghiên cứu, mức độ chi tiết của các dữ liệu phân tích.

Trong tự nhiên, quá trình TLĐĐ xảy ra rất phức tạp. Mặc dù có thể nhận rõ được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trượt lở nhưng các mô hình vật lý không thể mô phỏng hay mô phỏng hết được nên không thể dự báo và phân vùng chính xác. Do đó, tác giả đề xuất vận dụng phương pháp mô hình toán - BĐ với sự trợ giúp của công nghệ GIS để đánh giá, dự báo mức độ nhạy cảm (tổn thương) của trượt đất đá vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Cơ sở của phương pháp này là XD mô hình phân vùng trượt lở theo xác suất thống kê dựa vào việc tổng hợp, thống

kê các yếu tố gây ra, hỗ trợ (thúc đẩy) các khối trượt đã xảy ra để dự báo định lượng những nơi mà hiện tại chưa xảy ra trượt lở nhưng tồn tại những điều kiện tác động trượt tương đồng, tức là lập BĐ PVDB NC trượt đất đá cho vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm do có độ chính xác cao và phù hợp với thực tế. Phương pháp này dựa vào phân tích các yếu tố gây ra, hỗ trợ (thúc đẩy) quá trình phát sinh - phát triển TLĐĐ mang tính khu vực như khí hậu, địa hình, mạng sông suối, các hoạt động địa chất, kiến tạo, sự biến đổi và tính chất không đồng nhất của đất đá, các hoạt động KT - CT trong hệ thống dữ liệu thu thập được để xác định các phạm vi có mức độ nhạy cảm trượt lở khác nhau. Quá trình phân tích, đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố gây ra, hỗ trợ trượt lở ở mỗi vị trí trong khu vực nghiên cứu được sự trợ giúp của máy tính thông qua hệ thống phần mềm GIS (Geography Information System). Sử dụng công nghệ GIS cho phép liên kết các tham số gây ra, hỗ trợ (thúc đẩy) TLĐĐ và giá trị hệ số thuộc tính đặc trưng cho mức độ nhạy cảm trượt lở ứng với mỗi đơn vị diện tích nghiên cứu, từ đó phân chia các diện tích có mức độ nhạy cảm trượt lở khác nhau trên cơ sở phân tích các giá trị thuộc tính và vị trí xảy ra trượt lở trong toàn bộ không gian nghiên cứu. Đây là phần mềm có thế mạnh trong lưu trữ, chuyển đổi các dạng dữ liệu khác nhau, phân tích không gian và hiển thị bản đồ nên khắc phục được hạn chế về khối lượng tính toán cũng như nâng cao độ chính xác của kết quả nghiên cứu [33],[59],[66],[88].

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 98)