Xây dựng công trình phòng chống trượt bất hợp lý cũng tạo nguy cơ trượt lở taluy đường giao thông

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 66)

- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,

2.6.6. Xây dựng công trình phòng chống trượt bất hợp lý cũng tạo nguy cơ trượt lở taluy đường giao thông

trượt lở taluy đường giao thông

2.6.6 .1. Công trình tường chắn

Công trình tường chắn để chống TLĐĐ ở vùng nghiên cứu chủ yếu là: tường chắn đá xếp khan, tường chắn đá hộc trát mạch xi măng, tường chắn bê tông, ít hơn có tường chắn bê tông cốt thép, còn tường chắn bê tông cốt thép móng cọc (hoặc cọc khoan nhồi) rất ít sử dụng (sử dụng chống trượt quy mô lớn ở đèo Sa Mù). Về chiều sâu chôn móng, ngoại trừ một số rất ít tường chắn móng cọc nhồi tựa trên nền đất ổn định, hầu hết tường chắn đã xây dựng là tường chắn móng nông (chiều sâu đặt móng không quá 4m dưới mặt đất), thậm chí là tường “chắn treo” và đóng vai trò như vật chất tải trên MD, tức là tác nhân tham gia vào việc gây trượt lở ở nhiều nơi dọc tuyến đường HCM nhánh Tây. Đại bộ phận tường chắn còn lại là tường chắn bêtông, tường chắn đá hộc trát mạch xi măng, thậm chí cả tường chắn móng nông xếp khan. Do vậy, các công trình chắn đỡ kém kiên cố này dễ bị các khối trượt lớn và rất lớn xô đổ và lôi cuốn theo tại nhiều điểm trượt dọc tuyến đường HCM nhánh Tây như tại km198 + 500, km 204 + 910 (đèo Sa Mù); km429 (đèo Hai Hầm) (ảnh 2.3). Ngoài ra, tại một số tường chắn thấp có kết cấu thoát nước từ đất đá phía sau lưng tường không đủ khả năng thoát nước trong mùa mưa lũ, do vậy đất quá bão hòa nước biến thành dòng bùn đất vượt qua tường chắn vùi lấp, phá hoại nền đường, rãnh thoát nước chân taluy, gây cả trượt lở taluy âm. Đó là các điểm trượt - dòng bùn đất đá ở km 372 +400 (đèo Hai Hầm).

2.6.6.2. Công trình tường kè rọ đá taluy âm của nền đường nửa đào - nửa đắp

Trong phạm vi nghiên cứu, nhiều đoạn tuyến dọc theo bờ sông, suối nền đường thường thi công nửa đào - nửa đắp. Do nền đường nửa đắp sử dụng đất đá thải từ taluy dương xuống không được đầm lèn chặt và gia cố theo cấp loại “ nền đường có cốt” nên vào mùa mưa lũ lớn nền đường nửa đào - nửa đắp này lẫn kè rọ đá taluy âm rất dễ bị trượt lở hoặc bị dòng chảy lũ xói lở, cuốn trôi (ảnh 2.3).

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)