Đặc điểm địa hình địa mạo

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 56)

- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,

2.5.1.Đặc điểm địa hình địa mạo

2.5.1.1. Địa hình núi trung bình (TB) khối tảng, kiến tạo - bóc mòn.

Địa hình núi TB khối tảng kiến tạo - bóc mòn có độ cao tuyệt đối trên 1000m chiếm khoảng 10 - 25% diện tích vùng đồi núi nghiên cứu. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Hướng Hoá, Tây A Lưới, Đông A Lưới - Nam Đông, TN Nam Đông - Phú Lộc. Tham gia vào cấu tạo địa hình núi TB khối tảng kiến tạo - bóc mòn là các đá magma xâm nhập, đá trầm tích biến chất cấu tạo khối, phân lớp dày có tuổi Neoproterozoi, Paleozoi, Mezozoi như đá granit phức hệ Hải Vân (Ga T3nhv), phức hệ Quế Sơn Di - GDiP2 - T1qs), phức hệ Đại Lộc (Ga D1đl) và các đá biến chất của hệ tầng Núi Vú (NP3 - 1nv), A

Vương (2 - O1av), hệ tầng Long Đại (O3 - S1), hệ tầng Tân Lâm (D1tl). Với dạng địa hình này đã quan sát thấy hai bậc địa hình cao 1500 - 2000m có tuổi Miocen trung 2

1

(N )[1], xuất hiện ở khu vực Bắc Hướng Hoá với khối núi cao điển hình Sa Mùi - Voi Mẹp (Hướng Hoá) với đỉnh cao nhất là Voi Mẹp 1739m, động Sá Mùi (1617m),… Bậc địa hình cao 1000 - 1500m hình thành trong Pliocen sớm (N21), có một loạt đỉnh cao trong khoảng 1300-1500m như: Động Vàng Vàng (1250m), Động Châu (1254m),…Về hình thái, nhìn chung, các bề mặt đỉnh san bằng sót đều có dạng bề mặt chia nước phức tạp, hẹp, đỉnh nhọn, SD và thường kéo dài theo phương các dãy núi. Trên đỉnh và sườn núi TB thường gặp lớp phủ đất đá tàn tích vỡ vụn mỏng, nhiều nơi trơ đá gốc. Độ dốc sườn lớn, phổ biến là khoảng 20- 350, mức độ chia cắt sâu khoảng 300 - 500m/km2,thậm chí 650m/km2, phân cắt ngang phổ biến dưới 1,5 - 2.0 km/km2. Lớp phủ thực vật tương đối dày, rừng gỗ nguyên sinh vẫn được bảo tồn ở nhiều nơi với độ che phủ rừng tới 70 - 80%. Các quá trình SD như đổ - sụt đất đá, TLĐĐ cùng với sự thành tạo sườn tích trọng lực (deluvi - eluvi) và sườn tích thường xảy ra cả ở trên MD đường giao thông và trên sườn núi tự nhiên, nhất là ở các đèo cao, dài. Bên cạnh đó, hoạt động xâm thực sâu xảy ra rất mạnh mẽ của sông suối vào mùa mưa lũ tạo nên dạng địa hình dốc, gồ ghề, trơ đá gốc, nhiều thác ghềnh hiểm trở hoặc chồng chất đá tảng kích thước khác nhau.

Nhìn chung, địa hình núi TB khối tảng, kiến tạo - bóc mòn cao dốc, bị chia cắt mạnh, hiểm trở nên có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển các quá trình SD, nhất là đổ, sụt đất đá.

2.5.1.2. Địa hình núi thấp cấu trúc kiến tạo - bóc mòn

So với địa hình núi TB cũng như các loại địa hình đồi núi khác nhau, địa hình núi thấp kiến tạo - bóc mòn phân bố khá phổ biến trên lãnh thổ nghiên cứu, chiếm khoảng 20 - 35% diện tích TN, phổ biến ở các thung lũng giữa núi rộng: Tà Rụt, A Vao (Đa Krông), tiếp cận về phía Tây, Tây Nam và Nam các vùng núi TB động Ngài, Đông A Lưới và Bạch Mã - Hải Vân, ranh giới Đông Bắc men theo địa hình đồi với độ cao từ 10 -15m đến 250m. Địa hình núi thấp được cấu tạo chủ yếu từ các thành tạo địa chất Paleozoi và Mezozoi, bao gồm: trầm tích lục nguyên, ít hơn có trầm tích lục nguyên - cacbonat, trầm tích biến chất và magma xâm nhập. Những thành tạo địa chất đã dần bị uốn nếp, vò nhàu và cũng bị chia cắt khối tảng

bởi các hệ thống đứt gãy kiến tạo đa phương, đa bậc, đa thế hệ đặc trưng của khu vực. Mặt khác, do vỏ Trái đất lãnh thổ núi thấp được cấu tạo phần lớn từ đá biến chất yếu, trầm tích lục nguyên dễ bị nứt nẻ, phong hoá nên đường phân thuỷ các dãy núi mềm mại, sườn núi tương đối thoải (15-250) và ảnh hưởng của đặc điểm cấu trúc - kiến tạo (khối tảng) bị xoá mờ. Trên bề mặt đỉnh, sườn núi hình thành lớp phủ tàn sườn tích đất đá loại sét tương đối dày, phổ biến từ 3 đến 5m. Cùng với quá trình phong hoá, quá trình DCĐĐ cũng thường phát sinh ở nhiều nơi, nhất là trên các sườn núi bị cắt xén làm đường giao thông, hoạt động đào đãi vàng, đốt rừng làm rẫy gây mất ổn định SD. Ở vùng núi thấp với độ che phủ rừng cao 50 - 80%, nên các quá trình SD cũng ít xảy ra và có qui mô nhỏ. Tuy nhiên, ở những khu vực có các tuyến đường tỉnh lộ (TL), đường HCM đi qua thảm thực vật bị phá hủy khá mãnh liệt đặc biệt ở các đèo dốc quanh co, nên TLĐĐ xảy ra mạnh mẽ hơn vào mùa mưa lũ. Sản phẩm của các quá trình phá hủy, bóc mòn nói trên là các thành tạo sườn tích (deluvi), sườn tích trọng lực (deluvi - coluvi), lũ tích (proluvi) ở chân sườn núi và thung lũng giữa núi cũng như bề mặt san bằng có tuổi Pliocen muộn 2

2

(N ), phân bố ở độ cao từ 300 - 400 đến 600 - 700m. Địa hình núi thấp bị chia cắt ngang, lẫn chia cắt sâu kém hơn khu vực núi trung bình với mức độ rất khác nhau phổ biến từ 50 đến hơn 300m/km2. Chia cắt ngang dao dộng từ 0,5 đến 1,3km/km2, ít khi lớn hơn. Tuy vậy, so với địa hình núi TB khối tảng, kiến tạo - bóc mòn, địa hình đang xét ít hiểm trở hơn, điều kiện giao thông đi lại trên các tuyến đường khá thuận lợi, nhất là vào mùa khô. Tuy nhiên, vào mùa mưa cần lưu ý hiện tượng xói mòn đất, trượt lở, lũ bùn đá, lũ quét xảy ra mạnh mẽ, đe dọa tắc nghẽn giao thông, an toàn tính mạng dân cư và môi trường sinh thái.

2.5.1.3. Địa hình khối núi bóc mòn Karst

Dạng địa hình này bắt gặp ở Hướng Hoá, Cam Lộ và Da krông. Tại phía Bắc khối núi Động Sa Mùi (Hướng Hoá), có diện tích khoảng 20km2, cấu tạo nên dạng địa hình này là các đá carbonat hệ tầng Cò Bai (D2-3cb), cao 400-500m, có vách đứng đỉnh bằng phẳng bị phân cắt mạnh. Phía TB động Sa Mùi dải địa hình núi thấp Karst lộ ra với diện tích khoảng 7km2, cao 650m. Bên cạnh đó, địa hình Karst còn bắt gặp hạn chế dọc QL14 về phía Nam QL9, thành một dải hẹp kéo dài có SD, đỉnh nhọn. Địa hình khối núi Karst chiếm diện tích hạn chế ở vùng đồi núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế.

Nhìn chung, địa hình khối núi bóc mòn Karst mặc dù bắt gặp không nhiều trong vùng nghiên cứu nhưng nhìn chung địa hình tương đối cao dốc, vách đứng đỉnh bằng phẳng, bị chia cắt mạnh, hiểm trở tạo nên các bồn địa kín sâu, dạng phễu nên có ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến việc phát triển KT - XH, kể cả việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở vùng này, đặc biệt cần lưu ý đến hiện tượng sụt đất liên quan với dạng Karst ngầm và TLĐĐ do tác động của nước Karst.

2.5.1.4. Địa hình đồi trước núi xâm thực - bóc mòn

Địa hình đồi trước núi xâm thực - bóc mòn phân bố khá liên tục, có tổng diện tích khoảng 1895,5km2 chiếm từ 14.22% (Thừa Thiên Huế) đến 24,9% (Quảng Trị) diện tích tự nhiên của vùng nghiên cứu. Độ cao địa hình phần lớn dưới 250m được chia làm 3 kiểu: gò đồi thấp (10 - 50m), gò đồi trung bình (50 - 125m) và đồi cao (125 - 250m), hầu hết có dạng đồi bát úp, đỉnh rộng, sườn thoải 20 ÷ 250 hoặc hơn, chiều rộng có thể lên đến vài trăm mét, đặc trưng là các dải kéo dài dọc theo chân núi như ở phía Tây Vĩnh Linh và Gio Linh. Phía Tây Đông Hà chủ yếu là đồi thấp còn vùng phía Tây Hải Lăng bao gồm cả đồi cao và đồi thấp, dải đồi TN thành phố Huế, các đồi thuộc huyện Phong Điền, Phú Lộc, Hương Trà...Các đồi này được thành tạo trong Pleistocen sớm (Q11) do phân cắt xâm thực, bóc mòn.

Các dải đồi chủ yếu cấu tạo từ đất đá phong hoá của các đá biến chất, trầm tích, đá vôi đa nguồn gốc thuộc hệ tầng Long Đại (O3-S1), hệ tầng Tân Lâm (D1tl), Cò Bai (D2-3cb) (βN2-Q),... và ở phần trên là các sản phẩm phong hóa eluvi, deluvi, hệ Đệ Tứ không phân chia (edQ) (đặc trưng cho vùng đồi Vĩnh Khê, Vĩnh Thuỷ, Thuỷ Phương, Phú Lộc,...).

Nhìn chung, với các đặc điểm địa hình - địa mạo đã đề cập, lãnh thổ đồi trước núi xâm thực - bóc mòn rất thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hạn chế đáng kể sự hình thành tai biến TLĐĐ.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 56)