Quy luật hình thành, phát triển các quá trình DCĐĐ trênSD, MD

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 88)

- Chảy (đất đá) Đặc trưng cho phương thức dịch chuyển theo cơ chế chảy

3.3.3.Quy luật hình thành, phát triển các quá trình DCĐĐ trênSD, MD

Sự hình thành và phát triển các quá trình DCĐĐ trên SD luôn tuân theo những quy luật chung và diễn tiến theo giai đoạn. Nghĩa là quá trình DCĐĐ xảy ra có tính giai đoạn, tính chu kỳ và tính khu vực. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc trưng của khu vực mà quy luật hình thành và phát triển các quá trình DCĐĐ thường có những đặc thù nhất định do các điều kiện hỗ trợ và nguyên nhân gây DCĐĐ.

3.3.3.1. Tính giai đoạn hay quá trình DCĐĐ trên SD, MD diễn biến theo giai đoạn

Tính giai đoạn của quá trình DCĐĐ trên SD, MD thể hiện khá đặc trưng trong các trường hợp mất ổn định SD, MD khu vực nghiên cứu. Tùy thuộc vào các yếu tố nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, phát triển mà quá trình DCĐĐ trên SD diễn tiến theo 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị dịch chuyển (DC), giai đoạn DC và giai đoạn sau DC (ổn định).

3.3.3.2. Tính chu kỳ hay quá trình DCĐĐ ở vùng đồi núi nhiệt đới ẩm, gió mùa phát sinh theo chu kỳ ngắn hạn hàng năm

Quá trình DCĐĐ trên SD, MD (trượt tầng phủ) vùng đồi núi nghiên cứu có tính chu kỳ (chu kỳ năm), được thể hiện rõ rệt khi có sự tác động của hoạt động KT - XD công trình kết hợp với mưa cường độ cao kéo dài liên tục trong vài ngày (khi đó, quá trình dịch chuyển nông đất đá sẽ xảy ra mãnh liệt). Nếu khối đất đá dừng lại ở vị trí cân bằng mới sau DC nhưng MD lại tiếp tục chịu tác động của hoạt động nói trên thì MD sẽ mất ổn định và bắt đầu chu kỳ trượt mới, quá trình DCĐĐ lại xảy ra ngay sau đó. Chu kỳ DC ở khu vực tùy thuộc sự tác động của hoạt động KT - CT kết hợp với mưa lớn kéo dài. Thường thì chu kỳ DC sau thường kéo dài hơn, quy mô nhỏ hơn do SD dần tới trạng thái ổn định nhưng mức độ nguy hiểm có thể cao hơn.

3.3.3.3. Tính khu vực

Đây là quy luật có thể dễ dàng nhận thấy và cũng rất phù hợp với quy luật chung của tự nhiên, bởi đặc điểm MT TN - KT vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế rất đa dạng và phức tạp do địa hình cao, dốc, mức độ phân cắt sâu lớn, sự đa dạng về các thành tạo địa chất có thành phần thạch học khác nhau gây ảnh

hưởng rất lớn đến sự ổn định các quá trình SD; nước mặt và nước dưới đất hoạt động mạnh, hoạt động chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy diễn ra khá phổ biến gây mất ổn định SD, MD.... Ngoài 2 quy luật chung nói trên, quá trình DCĐĐ còn bị chi phối bởi một số qui luật có tính khu vực như:

a. Tần suất xuất hiện trượt lở đất đá quan hệ chặt chẽ với lượng mưa trung bình năm

Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có lượng mưa khá dồi dào, lượng mưa trung bình nhiều năm dao động phổ biến từ 2200 đến 3400 mm, có nơi trên 4000 mm. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa lượng mưa trung bình năm và khối lượng đất đá trượt lở ở mục 3.2.1.2, kết hợp với hiện trạng DCĐĐ xác định được trong các đợt khảo sát thực địa, chúng tôi rút ra quy luật phân bố các điểm DCĐĐ theo lượng mưa trung bình năm ở vùng nghiên cứu như sau: Vào mùa mưa lũ, TLĐĐ xảy ra rất mạnh mẽ, phổ biến khi cường độ mưa trung bình năm dao động trong khoảng từ 3001 đến 3400 mm/năm (81,7%); khi cường độ mưa dao động từ 2200 đến 3000 mm/năm, TLĐĐ xảy ra yếu (17.1%), với cường độ mưa nhỏ < 2200 mm/năm chỉ xuất hiện ở thung lũng Khe Sanh, TLĐĐ xảy ra không đáng kể (1.2%) (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Quan hệ giữa các điểm DCĐĐ theo lượng mưa TB năm

TT Lượng mưa TB năm (mm) Số điểm DCĐĐ Tỉ lệ , %

1 < 2200 mm/năm 5 1.2 2 2200 - 2600 mm/năm 27 6.4 3 2601 - 3000 mm/năm 45 10.7 4 3001 - 3400 mm/năm 155 36.9 5 > 3400 mm/năm 188 44.8 Tổng cộng 420 100

b. Cường độ DCĐĐ phụ thuộc loại hình, quy mô hoạt động KT - XDCT

Trong vùng đồi núi nghiên cứu, hoạt động KT - XDCT chủ yếu mang nét đặc trưng, nổi bật và có ảnh hưởng mạnh đến quá trình DCĐĐ trên SD, MD đã được phân tích và trình bày kỹ ở tiểu mục 2.6. Trên cơ sở kết quả điều tra qua các đợt đi thực địa và tổng hợp tài liệu đã thu thập được từ năm 2008 đến nay, có thể rút ra quy luật phân bố các điểm DCĐĐ trên SD, MD trong vùng đồi núi nghiên cứu theo đặc điểm hoạt động KT - XDCT như sau (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Quan hệ giữa các điểm DCĐĐ và hoạt động KT - XDCT

TT Hoạt động KT - XDCT Số điểm

DCĐĐ

Tỉ lệ , %

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 88)