- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,
3.1.5. Đường HCM đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế
Đường HCM thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế dài 91km, từ km313 đến km412 + 500 đi qua các xã thuộc huyện A Lưới và kết thúc tại đèo Hai Hầm xã A Roàng huyện A Lưới. Đoạn đường này chạy qua khu vực núi cao trung bình với độ cao địa hình tương đối từ 200 - 500m đến cao 700 - 800m và rất cao > 900m khu vực đèo Hai Hầm (1.150m). Độ dốc địa hình núi phổ biến từ 15 - 200 đến 30 - 350 và > 450, trượt đất đá xảy ra chủ yếu trong vỏ phong hóa của các hệ tầng ALin, A Vương, Long Đại, Đại Lộc, ít hơn trong hệ tầng A Ngo, phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn. Mức độ chia cắt sâu lớn, phổ biến 200 - 300, có nơi đến 500m/km2 và chia cắt ngang từ 0,5 - 2km/km2 [30]. Khu vực này nằm gọn trong đới đứt gãy tái hoạt động mạnh Hướng Hóa - A Lưới, có lượng mưa hàng năm khá lớn (3.500 - 4.000mm/năm), các sườn thu nước rộng 500 - 1500 - 2500m, nguồn nước ngầm và nước mặt phong phú. Với đặc điểm địa chất của vùng như trên nên khu vực này trượt đất đá xảy ra khá phổ biến và trầm trọng vào mùa mưa lũ với đa dạng các kiểu trượt như: trượt lở thực thụ, đổ đá, trượt dòng (ảnh 3.5, 3.6).
Ảnh 3.5. Mặt cắt ĐCCT và ảnh minh họa điểm trượt tại km 390 + 720 Aroàng - A Lưới.
Ảnh 3.6. Điểm trượt giải đoán trên ảnh viễn thám có tọa độ: 16005’36’’ và 107048’50’’
(Aroàng - A Lưới)
Theo số liệu khảo sát qua các đợt thực địa kết hợp với phân tích giải đoán ảnh viễn thám thì vùng đồi núi Thừa Thiên Huế có đến hơn hơn 243 điểm trượt lớn nhỏ (phụ lục bảng 3.5; phụ lục ảnh 3.5), làm ách tắc giao thông hoàn toàn, cô lập một số khu vực trong nhiều ngày vào mùa mưa lũ. Tại khu vực xã Hồng Thuỷ (A Lưới) đoạn đèo Pê Ke với đặc điểm địa hình cao > 500m, dốc >350, địa hình phân cắt mạnh, đường dốc, quanh co, bề dày vỏ phong hoá từ 5 đến 35m đã phát sinh 20 điểm trượt, điển hình là các điểm trượt lớn 9.000m3 tại km 314 + 251 đến 314+ 550 và 10.000m3 tại km315+700 đến km315+950,... phá hủy nhiều đoạn taluy và nền đường.
Đoạn đèo Hai Hầm là đoạn đường mở mới hoàn toàn trên sườn Đông - Đông Bắc các dãy núi Vin Na - Tre Linh, cắt qua xã A Roàng huyện A Lưới. Tại đây đã ghi nhận 28 điểm trượt lớn và một điểm đá đổ tại hầm ARoàng 1 km387 + 250; 4987m3 tại km395 + 200 - km395+500; 7.252m3 tại km399 + 130 - km399 + 900; 5.400m3 tại km403 + 000; 9.000m3 tại km405 + 280,... Tổng khối lượng đất đá do trượt gây ra trên đoạn đường này lên tới 83.602m3 [3],[13],[14],[30],[82]. Trượt đất đá xảy ra phổ biến với qui mô lớn là do đèo Hai Hầm có độ cao địa hình lớn > 900m, SD tự nhiên từ 40 đến 600, hoạt động xâm thực và bóc mòn phát triển mạnh, đường đi quanh co, nhiều cua dốc, địa hình phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa hàng năm khá lớn (3.500 - 4.000mm/năm), sương mù dày đặc, độ ẩm cao, nước mặt nước ngầm phong phú. Trượt phát triển chủ yếu trên vỏ phong hóa đá granit phức hệ Đại Lộc, đá phiến thạch anh - sericit hệ tầng A Vương. Do đặc điểm địa hình, địa mạo cao dốc, hoạt động bóc mòn mạnh, nhất là xói mòn do mưa lớn nên tầng đất loại sét edQ - phong hóa hoàn toàn và mạnh của vỏ phong hóa ở
đây khó bảo toàn, chiều dày mỏng từ 0,5 - 3,5m trên sườn và từ 3 - 5m trên các bề mặt đỉnh. Tuy nhiên, tại các đới dập vỡ kiến tạo hoặc ranh giới giữa granit với đá phiến thì vỏ phong hóa khá dày 20 - 50m. Trượt đất đá vỏ phong hóa với quy mô lớn xảy ra tại các điểm km372 + 400 (Đèo A Nam), km384 + 665, km403 + 272. Ngoài ra mức độ phong hóa không đều giữa các tập đá khác nhau, có hướng cắm bất lợi ra đường tạo điều kiện cho trượt đất đá xảy ra liên tục tại một số điểm km385 + 470, km416 +140,…