- Chảy (đất đá) Đặc trưng cho phương thức dịch chuyển theo cơ chế chảy
980 xã Hồng Tiến.
4.4.1. Xây dựng hệ thống, xác định tầm quan trọng, cường độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình trượt đất đá vùng đồi núi Quảng Trị
yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình trượt đất đá vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
4.4.1.1. Luận cứ về việc lựa chọn, xác định tầm quan trọng, cường độ tác động của các yếu tố môi trường TN - KT đưa vào ma trận đánh giá tương tác
a. Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng của môi trường TN - KT đưa vào ma trận đánh giá tương tác
Thực tiễn nghiên cứu trượt đất đá của nhiều tác giả cho thấy số lượng các yếu tố hình thành trượt đất đá được chọn vào khoảng 7-8 đến 15-20, phổ biến nhất là 13 - 16. Việc lựa chọn các yếu tố của MTTN - KT để đưa vào ma trận đánh giá tương tác, dự báo động lực phát triển tai biến địa chất phải có vai trò quan trọng, có tính đại diện, dễ đánh giá định lượng, nhận diện thông qua phương pháp quan trắc, thí nghiệm. Những yếu tố môi trường TN - KT có vai trò hạn chế (ít quan trọng), hoặc khó nhận diện và lượng hóa chính xác thì không cần đưa vào ma trận đánh giá [33],[40],[59],[65],[67],….
b. Xác định giá trị tầm quan trọng Ii của các yếu tố môi trường TN - KT đưa vào ma trận đánh giá tương tác
Như đã đề cập ở trên, giá trị tầm quan trọng của các yếu tố môi trường TN - KT được xác định tùy thuộc vai trò của chính yếu tố động và loại hình tai biến TLĐĐ. Cho đến nay các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như Việt Nam thường phân chia 5 cấp tầm quan trọng (1,3,5,7,9) với giá trị chênh lệch giữa các cấp là bằng 2. Trong đó Ii = 1 ứng với yếu tố rất ít quan trọng, Ii = 3 thuộc về yếu tố ít quan trọng, Ii = 5 ứng với yếu tố quan trọng vừa, Ii = 7 thuộc về yếu tố quan trọng, Ii = 9 ứng với yếu tố rất quan trọng. Đôi khi các nhà nghiên cứu sử dụng phân cấp tầm quan trọng với giá trị chênh lệch giữa các cấp tầm quan trọng chỉ là 1: 1, 2, 3, 4, 5.
c. Xác định cường độ tác động (mức độ ảnh hưởng) Mij của các yếu tố môi trường TN - KT đưa vào ma trận đánh giá tương tác
Trước hết về mặt thuật ngữ cường độ tác động của các yếu tố môi trường được sử dụng để biểu thị độ mạnh (cường độ) của các nguyên nhân (yếu tố động), còn
mức độ ảnh hưởng là giá trị đánh giá tầm ảnh hưởng (vai trò) của các yếu tố là điều kiện (môi trường) phát sinh, phát triển TLĐĐ, tức là yếu tố tĩnh (tựa tĩnh). Ngoài ra, điều kiện chỉ là yếu tố thụ động, khi chịu tác động của các nguyên nhân (yếu tố động) sẽ bị biến đổi nhưng với tốc độ rất chậm so với tốc độ vận động của các nguyên nhân. Dựa vào kết quả quan trắc, thí nghiệm cường độ tác động của các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của điều kiện hình thành trượt đất đá được lượng hóa theo 5 cấp với giá trị chênh lệch giữa các cấp có thể là 1: (1, 2, 3, 4, 5); hoặc bằng 2 (1, 3, 5, 7, 9); hoặc chọn giá trị chênh lệch giữa các cấp tăng theo độ mạnh của tác động mà yếu tố môi trường gây ra (1, 4, 8, 13, 19). Do đó, việc phân chia thành 5 cấp tác động thì Mij = 1 sẽ ứng với tác động hay mức độ ảnh hưởng rất yếu (rất bé, rất thấp, rất chậm), Mij = 2 hoặc 3 hay 4 sẽ ứng với tác động (ảnh hưởng) yếu (bé, thấp, chậm), Mij = 3 hoặc 5 hay 8 ứng với tác động (ảnh hưởng) trung bình hay vừa, Mij = 4 hoặc 7 hay 13 ứng với tác động (ảnh hưởng) mạnh (lớn, cao, nhanh) và Mij = 5 hoặc 9 hay 19 ứng với tác động (ảnh hưởng) rất mạnh (rất lớn, rất cao, rất nhanh).
4.4.1.2. Xây dựng hệ thống, xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình trượt đất đá trên SD, MD vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
Như đã biết, quá trình TLĐĐ xảy ra do tác động của nhiều yếu tố là nguyên nhân, điều kiện khác nhau, vai trò tác động của mỗi yếu tố cũng khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn các yếu tố để đưa vào tính toán thống kê phải được xem xét cụ thể về mức độ ảnh hưởng của chúng để xây dựng mô hình phù hợp và thu được kết quả tốt. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng TLĐĐ vùng đồi núi nghiên cứu, kết quả thí nghiệm, quan trắc thực tế cùng với việc tham vấn ý kiến của nhiều nhà khoa học, NCS đã tiến hành phân tích, hạn chế đến mức thấp nhất tính chủ quan của người đánh giá, từ đó chọn lọc và đưa ra 9 yếu tố chính là nguyên nhân, điều kiện ảnh hưởng trực tiếp, mạnh nhất đến quá trình trượt đất đá trên SD, MD vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế và sắp xếp theo cấp độ tác động giảm dần như đã trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng chính trong môi trường tự nhiên - kỹ thuật vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
STT Các yếu tố ảnh hưởng chính Ký hiệu
1 2 3 4 5 6 - 7 8 9 Độ dốc sườn dốc, mái dốc Lượng mưa trung bình năm Hoạt động KT - XD công trình Thành phần thạch học, cấu trúc đất đá Mật độ đứt gãy kiến tạo
Chiều dày, độ bền kháng cắt đất đá phụ đới phong hóa mạnh và hoàn toàn
Lưu lượng mạch lộ
Độ che phủ thảm thực vật Phân cắt sâu của địa hình
A B C D E G - H I K
Từ 9 yếu tố chính đã được lựa chọn kết hợp với việc phân tích hiện trạng trượt đất đá vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có thể đưa ra những kết luận mang tính khu vực của vùng nghiên cứu như sau:
- Trượt đất đá vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế chủ yếu phát triển trên các MD (381 điểm trượt), ở SD phát triển không đáng kể (39 điểm trượt).
- Sự phát sinh, phát triển các quá trình DCĐĐ (trượt lở đất đá) trên SD, MD nói riêng là do tác động tổng hợp đồng thời, đan xen của nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, hoạt động KT - XDCT là nguyên nhân nhân sinh, lại đang hủy hoại môi trường và làm phát sinh ngày càng nhiều các tai biến TLĐĐ trên SD, đặc biệt là ở taluy đường giao thông, bờ mỏ khai trường và MD công trình XD (đã phân tích kỹ ở mục 2.6, chương 2 của luận án).
- Trên các SD vùng đồi núi nghiên cứu nếu chưa bị tác động mạnh mẽ của hoạt động KT - XDCT thì ít xảy ra TLĐĐ trên các sườn núi đồi tự nhiên (39 điểm trượt trên các SD với KDDL = 39% : cường độ trượt đất đá yếu trên các SD).
- Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc địa chất phức tạp cộng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm nên khi gặp mưa lớn kéo dài liên tục trong 2 - 3 ngày (thường đạt tới 500 - 700mm/2-3 ngày)
thì TLĐĐ thường phát sinh mạnh mẽ trên các taluy, bờ mỏ và MD công trình. - Kết quả các đợt khảo sát hiện trạng cho thấy vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có đến 381 điểm trượt trên các MD do tác động của hoạt KT - XDCT và khai thác mỏ. Điều này khá phù hợp với thống kê quy mô toàn cầu về tỷ lệ phần trăm trường hợp TLĐĐ xảy ra do tác động của hoạt động KT - XD, khai thác mỏ từ 6,3 - 7,3% xếp thứ 2 trong số trường hợp trượt đất đá do các nguyên nhân khác nhau của một số nhà nghiên cứu thực hiện [54]. Tuy nhiên, do không có số liệu mưa đợt nên trong luận án phải sử dụng lượng mưa TB năm để đánh giá, dự báo TLĐĐ.
- Từ thực trạng TLĐĐ hầu như chỉ phát sinh dọc các tuyến đường giao thông và những nơi chịu tác động mạnh của hoạt động KT - XDCT, do đó, cần đưa ra thang bậc đánh giá chung cho hoạt động trượt đất đá phát sinh trên các SD, MD. Ở đây, sẽ tiến hành XD thang bậc các yếu tố môi trường TN - KT vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế tác động đến quá trình DCĐĐ. Thang bậc này được đánh giá cho 2 đối tượng là:
+ SD tự nhiên vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
+ MD đường giao thông các công trình vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế Hai thang bậc của hai đối tượng nói trên vẫn cùng các tiêu chí đánh giá, tầm quan trọng như thang bậc chung, nhưng cường độ tác động (mức độ ảnh hưởng) có khác nhau (bảng 4.2).
- Từ bảng 4.2, tiến hành đánh giá cường độ tác động của các yếu tố TN - KT đến quá trình trượt đất đá bằng phương pháp tiếp cận đa chỉ tiêu theo năm cấp (KDDL<20%: cường độ trượt đất đá rất yếu; 21 KDDL< 40 %: yếu; 41
KDDL< 60 %: trung bình; 61 KDDL< 80 %: mạnh; KDDL>80%: rất mạnh). Kết quả cho thấy đối với sườn đồi núi tự nhiên cường độ trượt đất đá yếu (KDDL = 39% < 40%), còn ở MD đường, công trình thì cường độ trượt đất đá mạnh đến rất mạnh (KDDL = 80.5%>80%). Cũng từ bảng xây dựng thang bậc đánh giá các yếu tố môi trường TN - KT cho 2 đối tượng với quan điểm tiếp cận sườn dốc chủ yếu hình thành do các nguyên nhân tự nhiên và mái dốc chủ yếu hình thành nên do tác động của con người (chủ yếu hoạt động xây dựng đường), NCS đã tiến hành xây dựng BĐ PVDB NC trượt lở đất đá cho sườn dốc và mái dốc (hình 4.12a; 4.12b), chi tiết được trình bày ở phần sau.
Bảng 4.2. Các yếu tố môi trường TN - KT, tầm quan trọng Ii, cường độ tác động (mức độ ảnh hưởng) Mij của chúng trên các SD,