Khái quát về đặc điểm phong hoá, phân đới thẳng đứng vỏ phong hóa

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 49)

- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,

2.3.1. Khái quát về đặc điểm phong hoá, phân đới thẳng đứng vỏ phong hóa

Phong hoá là quá trình địa chất ngoại sinh phát triển mạnh ở vùng đồi núi khí hậu nhiệt đới ẩm. Kết quả của quá trình này làm biến đổi thành phần, cấu trúc, trạng thái, TCCL của đất đá. Sự biến đổi tính chất cơ lý của đất đá theo hướng độ chặt giảm dần, độ ẩm, độ rỗng tăng lên, độ bền, độ ổn định giảm mạnh. Quá trình phong hóa có quan hệ chặt chẽ với các quá trình địa chất, thúc đẩy điều kiện hình thành, thậm chí là nguyên nhân gây ra các tai biến địa chất, nhất là quá trình SD. Chính vì vậy, khi nghiên cứu trượt đất đá cần làm rõ đặc điểm phong hoá vùng nghiên cứu.

Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có cấu trúc địa chất phức tạp, thành phần thạch học đá gốc đa dạng (đá trầm tích, magma và biến chất), có thành phần hóa khoáng chứa tới 20 - 98% khoáng vật dễ bị phong hóa (feldspat, biotit, muscovit, amphibol, horblend, clorit, epidot, serixit, canxit). Bên cạnh đó, sự phong phú về chế độ nhiệt đới ẩm, gió mùa làm tăng tốc độ của các phản ứng hoá học. Đây là môi trường thuận lợi cho TLĐĐ phát sinh với quy mô và cường độ khác nhau. Trong thực tế, đặc điểm phong hoá ở những vị trí khác nhau không giống nhau. Càng xuống sâu, do khả năng xâm nhập của các tác nhân phong hoá bị hạn chế nên mức độ phong hoá càng giảm dần, làm cho phần đất đá bị phong hoá (vỏ phong hoá) có tính phân đới theo chiều sâu rõ rệt.

Chiều dày đất đá vỏ phong hoá biến đổi phức tạp, không đều, từ vài mét tới hàng chục mét, có nơi tới 100m, nằm đan xen, dạng răng cưa hay cục bộ, tuỳ thuộc vào độ dốc địa hình, đặc điểm cấu trúc địa chất và thành phần thạch học đá gốc. Trên mặt cắt, cấu trúc vỏ phong hoá thường có sự biến đổi từ từ, bắt đầu từ đá gốc tới sản phẩm phong hoá đất loại sét ( phong hóa hoàn toàn, mạnh ).

Kết quả khảo sát thực địa cũng như số liệu thăm dò, thí nghiệm ở các dự án cho thấy, vỏ phong hoá trong vùng nghiên cứu có mặt tất cả các đới và phụ đới: edQ, IA1, IA2, IB, IIA và IIB. TCCL của đất đá các phụ đới vỏ phong hóa được xác định từ thí nghiệm các mẫu lấy tại các hố khoan, hố đào hoặc điểm lộ địa chất theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn Mỹ (ASTM) và tiêu chuẩn cơ sở (TC). Các số liệu này là tài liệu quan trọng dùng để đánh giá, dự báo khả năng phát sinh tai biến trượt đất đá ở các SD, nhất là MD công trình (đường giao thông, bờ mỏ lộ thiên, hố móng lớn ...). Tuy nhiên, ở vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế số liệu thí nghiệm tính chất cơ lý đất đá còn quá ít so với kết quả thí nghiệm TCCL đất ở đồng bằng duyên hải. Sử dụng, kế thừa tối đa số liệu thí nghiệm TCCL đất đá lưu trữ ở các cơ quan khảo sát - thiết kế, kể cả số liệu thí nghiệm của tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng như luận án ( phụ lục ảnh 2.1), chúng tôi đã tiến hành xử lý thống kê một số TCCL chủ yếu của đất đá cấu tạo các phụ đới, đới phong hóa [3], [8], [9], [10].

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)