Động lực gây ra các quá trình dịch chuyển đất đá trênSD, MD

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 86)

- Chảy (đất đá) Đặc trưng cho phương thức dịch chuyển theo cơ chế chảy

3.3.2. Động lực gây ra các quá trình dịch chuyển đất đá trênSD, MD

3.3.2.1. Động lực tổng quát quá trình dịch chuyển đất đá trên SD, MD

Động lực của bất kỳ quá trình địa chất SD nào đều được biểu thị bởi trạng thái hoạt động của các quá trình SD, được đặc trưng bởi những quy luật phát triển theo thời gian nhất định. Tùy theo trạng thái phá hủy cân bằng ứng suất trọng lực của đất đá ở SD, MD mà quá trình DCĐĐ thường có một quá trình dịch động nhất định và được biểu hiện thông qua các dấu hiệu về hình thái ở bên ngoài và trong sự phá hủy ổn định địa hình của khu vực và các công trình.

Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa ở vùng đồi núi nghiên cứu cho thấy, động lực quá trình DCĐĐ trên SD, MD có thể phân chia ra 3 thời kì: Thời kỳ chuẩn bị DCĐĐ, thời kỳ hình thành DCĐĐ và thời kỳ tái ổn định. Thời kỳ chuẩn bị DCĐĐ là thời kỳ giảm dần độ ổn định của khối đất đá và thường kéo dài theo thời gian; trong thời kỳ hình thành DCĐĐ, độ ổn định của khối đất đá thường bị suy giảm tương đối nhanh hoặc rất đột ngột, hệ số ổn định nhỏ hơn 1,0; thời kỳ tái ổn định là thời kỳ ổn định, lập lại độ ổn định của các khối đất đá. Cả 3 thời kỳ nói trên được diễn ra và phát triển theo tiến trình thời gian liên tục (hình 3.4) [38], [40].

Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có sự phân dị mạnh về địa hình, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phong hoá cơ học và hoá học đất đá. Bên cạnh đó, sản phẩm phong hóa chứa các chất dễ bị phong hoá mạnh chiếm từ 70 đến 85% [25],[82] rất nhạy cảm dưới tác động của mưa gió và các dòng chảy mặt. Đây chính là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn làm giảm từ từ độ ổn định SD gây ra sự DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi nghiên cứu.

Hình 3.4. Sơ đồ tổng quát động lực phát triển quá trình trượt [38]

Vào mùa khô, đất đá cấu tạo SD bị phong hóa và nứt tách (dạng khối, tảng) mạnh mẽ, mặc dù các lực chống trượt và các lực gây trượt vẫn đang ở trạng thái cân bằng, TCCL của đất đá đã bị biến đổi ở một mức độ nào đó do tác động của quá trình phong hóa nhưng SD vẫn ổn định, dịch chuyển đất đá chưa xảy ra.

Vào mùa mưa lũ, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày với cường độ mạnh, thường kết hợp với rất nhiều các tác động đi kèm do ảnh hưởng của BĐKH liên quan đến hiện tượng Lanina. Lúc này, trạng thái cân bằng ứng suất trọng lực và TCCL của đất đá đã bị biến đổi mạnh, sự dịch chuyển tầng đất đá tàn - sườn tích trên SD sẽ xảy ra theo mặt trượt là bề mặt vỏ phong hóa (gần song song với mặt sườn và cách mặt sườn 12m), quá trình DCĐĐ xảy ra.

Sau quá trình DCĐĐ các lực chống trượt và các lực gây trượt đất đá tạm dừng tác động. Đối với một số điểm dịch chuyển, khi các lực gây dịch chuyển đã bị triệt tiêu hoặc nhỏ hơn nhiều so với lực chống dịch chuyển (kháng cắt) thì sự dịch chuyển không diễn ra. Đối với một số điểm dịch chuyển, đặc biệt là các điểm trượt thực thụ, các MD có độ dốc lớn hoặc chưa có biện pháp phòng chống phù hợp... thì DCĐĐ lại tiếp tục chu trình như đã mô tả ở trên.

3.3.2.2. Động lực quá trình DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi nghiên cứu có khuynh hướng giảm dần theo thời gian

Cường độ, tần suất xuất hiện trượt lở trong thời gian đầu 2008, 2009, 2010 rất cao, nhưng đến những năm từ 2011, 2012, 2013 qui mô, tần suất xuất hiện trượt

lở giảm rõ rệt (theo số liệu tổng kết ở bảng 3.2, hình 3.2 và các đợt khảo sát thực địa trong các năm từ 2008 đến 2014).

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)