Tổng quan về tình hình nghiên cứu DCĐĐ trên sườn dốc, mái dốc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 28)

11. Lời cảm ơn

1.2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu DCĐĐ trên sườn dốc, mái dốc ở Việt Nam

So với các nước trên thế giới, nhất là những nước có nền kinh tế, khoa học công nghệ phát triển, công tác nghiên cứu tai biến địa chất ở Việt Nam khởi đầu chậm hơn nhiều, chủ yếu từ sau năm 1954 (ở miền Bắc) và sau 1975 (ở miền Nam). Từ sau năm 2000 cho đến nay có rất nhiều đề tài, dự án và chương trình nghiên cứu về trượt lở đất đá của các nhà khoa học trong cả nước thực hiện, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc Viện Địa chất, Viện Địa lý, Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải và các trường đại học. Phần lớn các công trình đã công bố chủ yếu trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm TLĐĐ vùng đồi núi Bắc Bộ, Trung Bộ, nhất là ở các tuyến đường giao thông, moong khai thác khoáng sản, mái đập, bờ hồ chứa nước v.v... Kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể trong việc đề xuất giải pháp giảm thiểu tai biến trượt lở ở Việt Nam nói chung và ở các đoạn đường HCM nói riêng.

Ở Việt Nam, dịch chuyển trọng lực đất đá trên SD, MD xảy ra khá phổ biến, nhất là vào mùa mưa lũ. Theo ước tính của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải, thiệt hại trung bình về người do lũ bùn đá và dịch chuyển trọng lực đất đá gây ra hằng năm vào khoảng 30 người/năm, có 60% loại hình dịch chuyển là sụt lở, 10% là trượt đất, 25% là xói sụt và khoảng 5% là đá lở, đá lăn [40], [53], [54], [57].

Việc nghiên cứu TLĐĐ vùng đồi núi, dọc các tuyến đường giao thông được một số nhà khoa học trong nước tiến hành theo các nội dung chính dưới đây:

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 28)