XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC, MÁI DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 132)

MD các công trình vùng đồi núi Quảng Trị Thừa Thiên Huế

XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC, MÁI DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN HUẾ

9. Phân cắt sâu của địa

XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC, MÁI DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN HUẾ

SƯỜN DỐC, MÁI DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ - THỪA THIÊN HUẾ 5.1. Đánh giá chung về hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch chuyển đất đá trên SD đã ứng dụng ở vùng đồi núi nghiên cứu

Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp phòng chống tai biến dịch chuyển đất đá trên SD, MD vùng đồi núi có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó trực tiếp góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định ở khu vực nghiên cứu. Thực tế cho thấy, ở khu vực nghiên cứu, các giải pháp phòng chống DCĐĐ trên SD, MD đã được áp dụng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có một số giải pháp chưa phù hợp, nhiều công trình thoát nước mặt chưa thực sự đủ năng lực thoát nước về mùa mưa lũ, một số giải pháp chưa luận chứng đầy đủ, chưa chú ý đến đặc điểm, tính chất và cơ chế của quá trình trượt, do vậy, trên nhiều tuyến đường, mặc dù đã được gia cố xử lý trượt rất tốn kém nhưng vào mùa mưa lũ, hiện tượng trượt lở đất đá vẫn thường xuyên xảy ra (ảnh 5.1 đến 5.6).

Ngay cả bản thân các công trình gia cố, xử lý cũng bị phá hủy, gây ứ tắc cống, làm cống trôi, phá đường hoặc làm nước dềnh lên chảy tràn trên mặt đường, gây trượt lở taluy âm. Nhìn chung, sau mỗi một mùa mưa thường phát hiện sự hư hỏng của các công trình phòng chống, qua đó thấy được sự bất hợp lý về kỹ thuật, thi công và cả vấn đề đầu tư kinh phí (phụ lục ảnh từ 5.5 đến 5.8).

Trên cơ sở điều tra hiện trạng kết hợp với các tài liệu thu thập được, có thể khái quát về hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch chuyển trọng lực đất đá trên SD, MD vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế như sau:

- Giải pháp gia cố bề mặt mái dốc: Trong vùng đồi núi nghiên cứu đã sử dụng các giải pháp gia cố bề mặt như san phẳng đất đá trên SD, MD để tạo bậc thang thoát nước nhanh, lát các tấm bêtông hoặc xi măng hóa bằng lớp phủ trên SD để chống xói mòn và nước ngấm xuống sâu, trồng cỏ bảo vệ. Nhìn chung, các giải pháp gia cố bề mặt mái dốc phần nào mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại do việc gia cố vẫn chưa đồng bộ, đúng mức do quá nhiều chủ thi công XD, có nơi gia cố chắc chắn (cửa hầm ARoàng 1,2 Đèo Hai Hầm), có nơi chỉ quan tâm gia cố bề mặt tổng thể, chưa quan tâm khắc phục các chi tiết như khe nứt, hào, rãnh bị nứt, lở, sụt (đèo Sa Mùi, Bốt Đỏ). Do đó, cứ vào mùa mưa lũ lớn thì hiện tượng trượt lở, sụt đất đá vẫn xảy ra, thậm chí có nơi phát sinh cả dòng bùn đất đá như ở một số đoạn qua các khu vực đèo Sa Mùi, đèo Hai Hầm, đèo PêKe… Vì vậy, cần kết hợp đồng thời các giải pháp như XD các rãnh thoát nước mưa, lát cỏ bề mặt, gia cố bề mặt MD,… thì mới đem lại hiệu quả cao.

- Giải pháp trồng cỏ bảo vệ: trồng cỏ Vetiver được áp dụng tại một số điểm trên đường HCM đoạn qua vùng đồi núi Quảng Trị ở các xã Hướng Hóa, đoạn đèo Sa Mùi,.. trên các taluy dương. Song, việc trồng cỏ chỉ mang tính chất tượng trưng. Do địa hình dốc > 350, lớp thổ nhưỡng không màu mỡ, cỏ đa phần lại được trồng vào mùa khô nên bị khô cằn, thưa thớt, tỉ lệ sống thấp, tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng như khả năng nhảy bụi rất hạn chế nên không phát huy được tác dụng, chưa mang lại hiệu quả thực sự (phụ lục ảnh 5.2, 5.5).

- Giải pháp giảm thiểu mức độ phá hủy trạng thái cân bằng ứng suất trọng lực trên các SD, MD: đã áp dụng giải pháp gọt đầu, đắp chân; tạo taluy bậc thang

bằng cách đào bỏ một phần khối lượng đất đá, hạ thấp độ cao đỉnh, SD, san ủi bề mặt đỉnh dốc, giảm độ dài của SD trong phạm vi khối trượt sao cho có lợi về mặt cân bằng tĩnh học và nhờ đó giảm lực gây trượt và tăng hệ số ổn định taluy. Nhìn chung, giải pháp này được sử dụng khá phổ biến trên các SD, MD đường giao thông vùng nghiên cứu và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại do thiết kế MD bậc thang chưa hợp lý, việc tính toán đào bỏ đất trên khối trượt để tạo MD bậc thang chưa thấu đáo nên chiều dài, chiều rộng SD lộ ra càng rộng và dốc, bề mặt taluy chưa đầm chặt kỹ, không trồng cỏ bảo vệ nên càng dễ bị xói hoặc dễ thấm nước, sụt đất đá vẫn xảy ra, thậm chí có nơi phát sinh cả dòng bùn đất đá (phụ lục ảnh 5.6).

- Giải pháp thoát nước nước mặt: xây dựng hệ thống thoát nước mặt là giải pháp công trình được chú ý sử dụng để phòng chống trượt lở ở vùng nghiên cứu, tuy được quan tâm, song không đồng bộ. Trong vùng nghiên cứu đã xây dựng các hệ thống rãnh, rãnh đỉnh ở trên SD, hệ thống mương, máng thu nước và thoát nước nhằm thu gom nước, không cho nước từ phía trên SD chảy vào vùng trượt; chặn và đưa nước mặt chảy ra ngoài phạm vi cần duy trì ổn định; thoát nhanh nước mưa trong vùng trượt, hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước mưa ngấm vào khối trượt (như ở xã Hồng Hạ, Bắc đèo Hai Hầm, xã ARoàng, huyện A Lưới). Tuy nhiên, tại một số điểm do đường cống có kích thước nhỏ lại đặt sai vị trí rãnh nước từ trên đỉnh đồi dẫn đến cống không thoát nước kịp, bị phá hủy và cuốn trôi làm nước tràn ra đường gây trượt lở, phá hủy taluy âm, kéo theo dòng lũ bùn đá (như ở Da krông, QL9, Khe Sanh) (phụ lục ảnh 5.6, 5.17).

- Giải pháp xây tường chắn: tường chắn là một trong những loại công trình chống trượt lở được ứng dụng rộng rãi nhất, đặc biệt đối với những MD cao, nguy hiểm, đường đèo (Đèo Sa Mù, đèo Hai Hầm, Bốt Đỏ,..). Ở những khu vực này, tường chắn bằng bê tông thường được thiết kế theo 1 trong 3 loại tùy theo tính chất chịu lực và tác dụng của nó, đó là tường đỡ, tường ốp mái và tường chịu lực.

Vùng nghiên cứu có mặt cả 3 loại tường chắn nêu trên, được làm bằng đá xây, bê tông hoặc bê tông cốt thép, bê tông có lỗ thoát nước đảm bảo thoát hết và nhanh

lượng nước tích tụ sau lưng tường chắn (khu vực gần đèo Sa Mù, Da krông, Đèo Hai Hầm, QL49 đoạn gần Bốt Đỏ), bêtông kết hợp neo (tại cửa hầm A Roàng 1, 2) (xem phụ lục ảnh 5.12 đến 5.14) và đã giảm thiểu đáng kể thiệt hại do TLĐĐ gây ra.

Tuy nhiên, tại một số điểm trượt lớn (Đèo Sa Mù, Bốt Đỏ), loại tường chắn đá hộc trát mạch, tường rọ đá không phát huy được hiệu quả mà lại còn làm tăng nguy cơ DCĐĐ trên SD. Tại đây, tường chắn đã bị đẩy đổ, đất đá trượt tràn qua tường chắn xuống đường (Bốt Đỏ, Khe Sanh, Da krông). Mặt khác, do tường chắn ở đây không được cắm sâu vào tầng đá gốc, không đủ lực, không có khoá, neo, tính toán thiết kế chống trượt và chống lật không phù hợp, kích thước tường chắn chưa đảm bảo nên bản thân nó như một bệ, đê phản áp “nhẹ cân” và không có tác dụng chống trượt đối với trường hợp mặt trượt phẳng nằm nghiêng và sâu, và như vậy, tường chắn đóng vai trò như là vật gia tải (tải trọng ngoài) và là tác nhân hỗ trợ cho quá trình DCĐĐ trên SD, MD ở những khu vực này (phụ lục ảnh 5.13, 5.16, 5.17). Đây là một thực trạng cần được quan tâm xem xét.

- Giải pháp làm kè rọ đá chống xói, trượt lở taluy âm: Được sử dụng ở một số đoạn trên các tuyến đường giao thông trong vùng nghiên cứu như tại một số điểm trượt taluy dọc tuyến QL9 đoạn gần cầu Da krông (Quảng Trị), đèo Sa Mù, đoạn đường lên huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Nhìn chung, giải pháp này khá hiệu quả đối với những đoạn sông, suối cong, bờ lõm thường xuyên bị tác động của dòng nước gây xói lở, có nguy cơ bị trượt làm phá huỷ đường giao thông, cầu, cống và các công trình trên bờ khác (phụ lục ảnh 5.10, 5.11)

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phò (Trang 132)