Những yêu cầu về quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

trải nghiệm cho học sinh

1.4.1. Yêu cầu về học và thực hành môn vật lý đối với học sinh

Kiến thức vật lý trong chương trình phổ thơng chủ yếu là các kiến thức được xây dựng từ thực nghiệm nên thí nghiệm thực hành chính là cầu nối giữa các sự vật hiện tượng cụ thể với các khái niệm, giữa lý thuyết và thực tế. Trong quá trình học tập trải nghiệm thì thí nghiệm là một phương tiện khơng

thể thiếu. Hoạt động học tập bằng phương pháp trải nghiệm mơn vật lý có thể chia thành hai dạng là trải nghiệm trong xây dựng kiến thức và trải nghiệm trong vận dụng kiến thức. Trong quá trình này người học tham gia một chu trình gồm 4 giai đoạn:

- Tham gia vào các công việc, hoạt động thực tiễn theo cá nhân hoặc nhóm để làm thí nghiệm giải quyết vấn đề từ đó rút ra các kinh nghiệm bản thân. Những kinh nghiệm này có thể cịn liên quan đến tình cảm cá nhân có tính chủ quan. Q trình này gọi là q trình tích lũy kinh nghiệm cụ thể.

- Trong q trình nhận xét phản ánh, học sinh dựa trên các hồi tưởng, các hồ sơ để xem xét lại những gì đã trải nghiệm, cùng nhau thảo luận trao đổi, bày tỏ quan điểm của cá nhân về kinh nghiệm thu được.

- Sau đó người học cần tiếp tục mơ hình hóa các kinh nghiệm đã thu được trong quá trình trải nghiệm để xây dựng giả thuyết hoặc rút ra các kết luận cần thiết.

- Khi đã có hệ thống giả thuyết người học cần tạo kế hoạch để kiểm tra lại các hệ thống lý thuyết. Đây là quá trình thử nghiệm thiết thực. Trong quá trình này học sinh sẽ thu được “kinh nghiệm cụ thể” và chuẩn bị tiếp cho các hoạt động sau.

Quá trình này giúp học sinh chủ động trong q trình nhận thức, tích cực trong q trình học tập. Người học có thể bắt đầu từ bất cứ giai đoạn nào trong 4 giai đoạn nói trên của chu trình học tập. Tuy nhiên để có thể dạy học theo hướng trải nghiệm thành cơng u cầu người học phải có tính tự chủ, tự giác và trung thực trong tất cả các khâu từ nhận thức đến kiểm tra đánh giá. Người học phải là người khởi xướng, cũng là người đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sự lơi cuốn người học trong cả q trình học tập trải nghiệm từ đặt câu hỏi, nghiên cứu, thực hành, làm người học bị thu hút để tạo một nền tảng học tập và trải nghiệm cho cả những năm sau này.

1.4.2. Yêu cầu về hoạt động dạy học của giáo viên

giáo viên giống vai trò một người nhạc trưởng tổ chức, định hướng và khuyến khích học sinh học tập. Yêu cầu người giáo viên phải:

- Tạo được khơng khí học tập: để học sinh thấy được đây là bầu khơng khí học tập an tồn, thân thiện và cởi mở.

- Người giáo viên cũng cần cho phép học sinh được tự do thực hiện các thí nghiệm cho dù các em có thể mắc sai lầm nhưng các em sẽ có thể học được từ ngay những sai lầm của mình, các em sẽ tìm ra những giải pháp cách thức phù hợp để thực hiện.

- Trong quá trình dạy học người giáo viên khơng chỉ quan tâm đến kiến thức mà cịn cần quan tâm đến phương pháp. Người giáo viên có vai trị quan trọng trong việc tổ chức, nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh cùng nhau trao đổi thống nhất về cách thức làm để kiến tạo nội dung kiến thức và vận dụng kiến thức này vào đời sống và hình thành phương pháp tự học để học tập sau này.

- Để thiết kế và tổ chức được các hoạt động người giáo viên cần:

+ Nắm được quy định của bộ môn vật lý về chuẩn đầu ra: sau mỗi giai đoạn học tập thì người học có thể và cần thiết nắm được những kiến thức, kỹ năng gì.

+ Thực tiễn và các điều kiện dạy học từ cơ sở vật chất đến khả năng của học sinh. Thể hiện một cách tường minh mục tiêu dạy học, tổ chức một chuỗi hoạt động trong đó gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành ứng dụng thực tiễn. Người giáo viên cũng cần lưu ý việc đánh giá kết quả học tập theo cả quá trình trong khi học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Nói tóm lại để dạy học theo hướng trải nghiệm cho bộ môn vật lý giáo viên cần thay đổi từ cách thức xác định mục tiêu, thiết kế bài học đến các công việc chuẩn bị cũng như cách tổ chức hoạt động cách đánh giá người học.

1.4.3. Yêu cầu về hoạt động quản lý của nhà trường

Trong nhà trường phổ thông người đứng đầu, chịu trách nhiệm về các hoạt động giáo dục của nhà trường là hiệu trưởng. Để tạo ra nền tảng về kỷ

cương, tạo môi trường làm việc nghiêm túc, tự giác, tích cực là nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm được thực hiện thông qua việc thực hiện kỷ cương, nếp hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức của giáo viên.

Người cán bộ quản lý và giáo viên phải thay đổi nhận thức của mình một cách tồn diện, đồng bộ. Người CBQL phải nắm được tâm tư tình cảm của giáo viên và tác động đến giáo viên thông qua các hoạt động:

- CBQL phải là người nắm rõ các văn bản, quy định quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở từ đó cụ thể hóa thành các chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng thành viên trong nhà trường.

+ Xây dựng các tiêu chí thi đua, các tiêu chí đánh giá xếp loại; chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh, quy định về công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật,...

+ Cụ thể hóa các yêu cầu quy chế chuyên môn: Thực hiện chương trình, nền nếp sử dụng đồ dùng dạy học, dạy học, kiểm tra, đánh giá, chấm điểm, chữa bài, tự bồi dưỡng thường xuyên...

+ Việc xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn cũng nằm trong kế hoạch tổng thể của nhà trường. Người hiệu trưởng sẽ hướng dẫn tổ chuyên môn và giáo viên cách xác định mục tiêu bộ môn, biện pháp thực hiện mục tiêu để từ đó lập kế hoạch giảng dạy chung của tổ, từng cá nhân.

+ Cán bộ quản lý của trường ngồi việc đơn đốc, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện kế hoạch cũng cần kiểm tra theo dõi để có khen chê kịp thời.

+ Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nghiên cứu về chương trình bộ mơn vật lý THPT, nắm bắt các yêu cầu đề ra của Bộ và Sở.

+ Xây dựng thời khóa biểu cho học kỳ, năm học phù hợp, kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên.

hoạch giảng dạy. Cùng đội ngũ tổ trưởng kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

+ Tăng cường bổ sung các cơ sở vật chất thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng trải nghiệm của giáo viên và học sinh.

+ Phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các cơ quan đoàn thể để cùng tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể triển khai tốt nhất các hoạt động dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 32 - 36)