Đặc điểm hoạt động dạy học môn vật lý trong nhà trƣờng THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

1.3.1. Vị trí, đặc điểm của mơn vật lý ở nhà trường trung học phổ thông

Vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên đang được giảng dạy trong trường trung học phổ thơng. Trong chương trình THPT mơn vật lý có nội dung chủ yếu là các kiến thức vật lý cổ điển, đó cũng là những kiến thức để học tốt các mơn khác như hóa, sinh, địa lý.., những kiến thức này cũng là cơ sở khoa học của đại bộ phận các ngành sản xuất phổ biến ở nước ta hiện nay. Môn học này trang bị cho học sinh trung học phổ thông những kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực về các sự vật hiện tượng quá trình tự nhiên dưới góc độ vật lý; những ứng dụng kỹ thuật dựa trên nền tảng kiến thức khoa học vật lý; các sự vật hiện tượng quá trình thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học khác với sự hỗ trợ của kiến thức vật lý..

Vật lý là một môn môn khoa học thực nghiệm, ở trường THPT ngoài việc nghiên cứu các định luật, quy luật vật lý theo hướng này thì cũng chú ý đến con đường lý thuyết để tìm hiểu mối quan hệ giữa các định luật, quy luật. Qua việc học tập bộ mơn thì các thói quen làm việc khoa học, các kỹ năng dần hình thành ở học sinh. Qua đó bắt đầu hình thành và bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vật lý, các năng lực nhận thức và hành động.

Vật lý cũng là môn học rèn luyện cho học sinh tư duy biện chứng và tư duy logic. Môn học này giúp cho học sinh hiểu về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên, khả năng nhận thức của con người để có thể chuẩn bị tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, cải thiện đời sống hay tiếp tục học cao hơn.

1.3.2. Mục tiêu chương trình mơn vật lý trong trường trung học phổ thông

- Một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản đúng với những quan điểm hiện đại như các hiện tượng, quá trình vật lý thường gặp trong đời sống, các khái niệm; các nguyên lý, định luật, đại lượng vật lý cơ bản; các học thuyết quan trọng của vật lý; các ứng dụng trong đời sống của bộ môn; các phương pháp đặc trưng của môn học, phương pháp chung của việc nhận thức khoa học.

- Bộ môn cũng tạo cho học sinh những kỹ năng cơ bản:

+ Biết cách thu thập các thông tin, tài liệu, quan sát hiện tượng, quá trình vật lý trong tự nhiên để giúp cho hoạt động học tập của bộ môn.

+ Qua các hoạt động thực hành học sinh quen dần với cách sử dụng các dụng cụ đo phổ biến, biết lắp ráp các thiết bị và thực hành các thao tác thí nghiệm.

+ Từ các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm, học lý thuyết để phân tích, xử lý thơng tin và tổng hợp rút ra các dự đoán về mối quan hệ của các đại lượng hay các quy luật rồi kiểm tra các dự đốn của mình.

+ Trình bày được các hiểu biết của mình, các kết quả thu được sau khi thu thập xử lý thông tin bằng các thuật ngữ chun mơn.

+ Ngồi việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập của bộ môn, học sinh cịn có thể vận dụng các kiến thức vào trong thực tế đời sống để giải quyết các vấn đề đơn giản.

- Tạo cho học sinh có sự hứng thú với môn học, rèn luyện tác phong cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực biết làm việc tập thể, biết vận dụng những điều đã học làm thay đổi điều kiện sống tốt hơn và giữ gìn cảnh quan, môi trường xung quanh.

Đối với chương trình giáo dục phổ thơng mới năm 2018 thì việc hình thành ở người học các kiến thức và kỹ năng, thái độ khi học vật lý là cần thiết nhưng vẫn còn chưa đủ. Việc dạy học phát triển năng lực địi hỏi phải có sự tích hợp các kiến thức kỹ năng của học sinh một cách nhuần nhuyễn để có thể sẵn sàng giải quyết thành cơng các vấn đề cụ thể trong những tình huống khác nhau.

1.3.3. Thực hiện dạy học môn vật lý theo hướng phát trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông sinh ở trường trung học phổ thông

Hiện nay trên thế giới rất coi trọng việc dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh, mục tiêu chính của phương pháp là phát triển các năng lực riêng của bộ mơn, các năng lực chung, hình thành và giáo dục nhân cách cho người học.

Ở nước ta trước đây việc dạy học vật lý thiên về việc hình thành kiến thức, nặng nề về lý thuyết và một bộ phận không nhỏ giáo viên và học sinh coi nhẹ việc thực hành. Vì vậy có khơng ít học sinh có thể làm những bài tập rất khó nhưng lại khơng thể giải thích được những hiện tượng tự nhiên đơn giản, không ứng dụng được vào trong thực tế đời sống. Hiện nay việc dạy học vật lý theo hướng trải nghiệm đã và đang được cả nhà trường, phụ huynh và học sinh quan tâm.

Việc dạy học vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh đạt hiểu quả cần có sự cố gắng nỗ lực của các em học sinh, thầy cô giáo và đặc biệt lực lượng quản lý.

a) Với đội ngũ các thầy cô giáo dạy môn vật lý

Để có thể dạy học vật lý theo hướng trải nghiệm, mỗi thầy cô giáo cần phải nắm rõ vị trí vai trị, mục tiêu, phương pháp, nội dung và cả hình thức kiểm tra đánh giá của bộ mơn ở bậc học của mình. Dạy học theo hướng trải nghiệm rất chú trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh vì vậy người giáo viên cần tạo mơi trường học tập tích cực, chia sẻ suy ngẫm và cảm xúc của mình nhưng khơng làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy và tính độc lập sáng tạo của học sinh.

Người giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý cần chú ý đến các vấn đề: - Thay đổi cách soạn giáo án phù hợp với chương trình và mục tiêu giảng dạy. Dự kiến được những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến bài học mà học sinh đã có để đưa ra những tình huống, những câu hỏi vừa sức giúp học sinh huy động các vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề.

- Trong quá trình soạn giảng phải thể hiện được các hoạt động của thầy cô, học sinh trên cơ sở phát huy tính tích cực của học sinh, hình thành kiến thức. Chia lớp học thành các nhóm nhỏ, tổ chức hoạt động nhóm để học sinh có thể trình bày ý kiến của bản thân, lắng nghe và bảo vệ ý kiến đúng.

- Tạo điều kiện cho học sinh được thực hành chủ động bằng cách thiết kế chuỗi các hoạt động, trải nghiệm liên quan đến bài học được thực hiện trong hoặc ngoài lớp tùy theo nội dung bài học

- Chú trọng dạy cho học sinh cách học của bộ môn vật lý, cách khai thác, tiếp cận sách giáo khoa và những tài liệu liên quan. Chủ động khai thác các hình thức dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường và bài học.

- Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp, tăng cường sự tương tác với học sinh để làm tăng động lực của cả thầy và trò.

- Thường xuyên cập nhật tri thức, bồi dưỡng năng lực đáp ứng yêu cầu.

b) Đối với học sinh trong hoạt động học:

Để có thể học theo hướng trải nghiệm thì học sinh phải thực hiện hoạt động một cách tích cực, chủ động thể hiện mình là chủ thể của hoạt động.

- Tích cực chủ động suy nghĩ khi học trên lớp, tự tạo cho mình hứng thú học tập. Biết cách xây dựng kế hoạch học, chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân và điều kiện thực tế.

- Chủ động tích cực tham gia các hoạt động học, các hoạt động ngoại khóa. Biết cách phân tích đánh giá so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra, rèn luyện các kỹ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.

- Chủ động chuẩn bị bài và các nhiệm vụ được giao, biết cách tổng hợp khái quát kiến thức, đối chiếu, so sánh rút ra bài học kinh nghiệm từ kiến thức được học và các hoạt động thực tiễn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trung thực, nghiêm túc trong thi cử.

Trong quá trình học tập người học sinh phải rèn luyện các phương pháp cá nhân, các kỹ năng, năng lực phù hợp.

c) Đối với nhà quản lý:

Người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm. Hiệu trưởng cần:

- Có đầy đủ các văn bản, tài liệu quy định hướng dẫn về việc thực hiện chương trình giáo dục và kiểm tra đánh giá của cấp học để làm căn cứ triển khai các hoạt động.

- Cùng các bộ phận liên quan xây dựng các nội quy, quy định của trường, tạo lập một nhà trường văn hóa. Tạo các quy định rõ về việc khen thưởng động viên hay kỷ luật các thành viên trong trường.

Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của các môn học: xây dựng phòng thư viện với đầy đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo; Thường xuyên kiểm tra các phịng thí nghiệm mua sắm bổ sung đầy đủ các dụng cụ theo yêu cầu.

- Tạo mối quan hệ bền vững với chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể, tranh thủ sự ủng hộ về vật chất và tinh thần để tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động dạy học trải nghiệm.

Người hiệu trưởng có chun mơn giỏi, nắm chắc các phương pháp đổi mới sẽ là người tiên phong trong quản lý dạy học theo hướng trải nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức các hoạt động của nhà trường.

Người hiệu trưởng cũng rất cần khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, điều phối các hoạt động để đạt được mục tiêu chung của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)