Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

1.2.1. Hoạt động dạy học

Dạy học là hoạt động lâu đời, mang tính truyền thống và phát triển theo thời gian. Nhờ hoạt động này mà kiến thức của loài người truyền thụ và lĩnh hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động song song song cùng tồn tại là hoạt động học của người học và hoạt động dạy của người dạy.

Theo quan niệm truyền thống hoạt động dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học trong q trình dạy học, nó mang tính một chiều, tính mệnh lệnh và tính uy quyền. Với quan điểm này đã ảnh hưởng nhiều đến nội dung và phương pháp dạy học. Trong phương pháp dạy học truyền thống định hướng hiệu quả truyền đạt được chú trọng. Quá trình dạy học theo phương pháp này việc truyền đạt lượng kiến thức thật nhiều cho học sinh. Tuy nhiên với lượng kiến thức ngày càng lớn thì phương pháp này khơng phù hợp.

“Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm thành phẩm chất và năng lực cá nhân” [26] (Phạm Minh Hạc (2001), Về phát

triển toàn diện con người thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội) Dạy học là quá trình hoạt động chung của người dạy và người học. Hoạt động dạy và hoạt động học luôn tồn tại song song, phối hợp chặt chẽ, thống nhất và biện chứng lẫn nhau. Hai hoạt động này bổ sung cho

nhau, là đối tượng tác động chủ yếu của nhau, kích thích để cùng nhau phát triển. Trong quá trình dạy học, người dạy ln giữ vai trị định hướng, chủ đạo, tổ chức và dẫn dắt hoạt động. Người học tích cực chủ động và tự giác tiếp thu kiến thức để hình thành, phát triển kỹ năng nhân cách.

1.2.2. Trải nghiệm

Trải nghiệm là q trình tích cực hoạt động để thu nhập kiến thức tạo ra kỹ năng. Theo David A.Kolb một nhà lý luận giáo dục tiêu biểu của Mỹ, học tập trải nghiệm là quá trình mà tại đó kiến thức được tạo ra thông qua sự chuyển đổi kinh nghiệm. Kiến thức là thành quả của sự kết hợp giữa việc nắm bắt kinh nghiệm với sự chuyển đổi kinh nghiệm đó. Dựa trên những đánh giá, phân tích kinh nghiệm, kiến thức sẵn có, thơng qua hành động, chủ thể đã tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Học tập trải nghiệm là quá trình học từ thực nghiệm, học bằng cách làm. Giáo dục trải nghiệm đưa người học vào trải nghiệm, khuyến khích suy nghĩ về các trải nghiệm đó để hình thành các kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Mơ hình học tập trải nghiệm có hai phương diện có quan hệ biện chứng với nhau là: phương diện nắm bắt kinh nghiệm thông qua hai kênh kinh nghiệm cụ thể và khái niệm hóa trừu tượng; phương diện chuyển đổi thông qua hai kênh quan sát phản ánh và thực hành chủ động. Có thể mơ theo sơ đồ sau:

Kinh nghiệm cụthể

Thực hành chủ động

Khái niệm hóa đối tượng

Quan sát, phản ánh Chuyển đổi

Nắm bắt

1.2.3. Quản lý

Khái niệm quản lý được đưa ra theo nhiều cách khác nhau tùy theo những cách tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý có nghĩa là tiến hành một cơng việc, là làm cho một sự kiện nảy sinh, là q trình lơi cuốn tất cả mọi người vào hoạt động của họ trong tổ chức. Quản lý hoạt động chung của toàn bộ tổ chức”[32]. Như vậy, khi con người tụ tập để cùng nhau hoạt động vì mục đích chung để đạt được kết quả đã thỏa thuận thì quá trình quản lý diễn ra

Tác giả Đặng Quốc Bảo xác định “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”[5].

Mỗi tổ chức có thể có cách hiểu khác nhau về quản lý là do sự khác biệt về quy mô, công nghệ, đội ngũ.. Tuy nhiên tất cả sự khác biệt đó khơng làm thay đổi được bản chất của quản lý đó là hoạt động lơi cuốn các thành viên cùng tham gia nhằm đạt được mục tiêu chung.

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh

Các nhà trường quản lý hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh thông qua việc quản lý đồng bộ và thống nhất các mặt hoạt động mang tính phương tiện thực hiện mục đích dạy học. Để thực hiện điều này cần đồng thời quản lý hoạt động của người dạy và người học. Quản lý hoạt động giảng dạy của người dạy qua các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học. Quản lý hoạt động của người học qua việc quản lý q trình học tập trên lớp, trong phịng thí nghiệm, qua hoạt động thực tiễn.

Quản lý dạy học theo hướng trải nghiệm được triển khai thông qua công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và ban cán sự lớp.

Quản lý dạy học theo hướng trải nghiệm được triển khai đồng bộ với quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và đúc rút kinh nghiệm.

Như vậy có thể xác định quá trình tác động của người quản lý tới hoạt động dạy học để giáo viên tổ chức quá trình dạy học trải nghiệm cho học sinh một cách hiệu quả nhất là quá trình quản lý dạy học trải nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)