Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về dạy học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 88 - 91)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về dạy học và

học theo định hướng trải nghiệm cho các lực lượng giáo dục và học sinh của trường

3.2.1.1. Mục đích

Biện pháp này thực hiện nhằm khắc phục hạn chế trong nhận thức của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn (gọi chung là cán bộ quản lý) và giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm.

- Khắc phục hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về định

hướng đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục hiện nay.

- Giúp giáo viên nắm bắt được mục tiêu, yêu cầu dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh để có thể vận dụng linh hoạt các phương thức dạy học, hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá.

- Giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học theo hướng trải nghiệm trong việc giáo dục học sinh để từ đó tích cực chủ động và tự giác trong việc dạy học.

- Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động học theo hướng trải nghiệm từ đó tích cực, tự giác tham gia vào hoạt động dạy học.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Thực tế hiện nay các thầy cơ giáo cịn chưa nhận thức đúng về dạy học mơn vật lý theo hướng trải nghiệm vì vậy cần phải tổ chức nhận thức lại cho giáo viên thông qua các hoạt động:

học mơn vật lý theo hướng trải nghiệm từ đó tun truyền cho đội ngũ giáo viên học sinh về:

+ Các văn bản chỉ đạo về đổi mới giáo dục và hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm

+ Những giá trị học sinh đạt được về phẩm chất và năng lực khi tổ chức học theo hướng trải nghiệm.

+ Giá trị nhà trường và giáo viên đạt được khi dạy học theo hướng trải nghiệm.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo về dạy học theo trải nghiệm.

- Tổ chức họp hội đồng, tổ nhóm chun mơn triển khai các văn bản đề ra, quán triệt giáo viên thực hiện đúng yêu cầu.

+ Giáo viên tìm hiểu kỹ về vai trị của mơn vật lý trong việc bồi dưỡng các năng lực và phẩm chất cho học sinh. Mục tiêu của bộ môn là thông qua các hoạt động trải nghiệm, qua khám phá, tìm hiểu các hiện tượng, quá trình vật lý trong thiên nhiên để rèn luyện các kỹ năng, phát triển các khả năng của học sinh để nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học, vận dụng trong thực tiễn. Nội dung của bộ môn là mục tiêu và phương tiện giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực vì vậy giáo viên cần linh hoạt trong sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học để phát huy được tính sáng tạo, chủ động của học sinh. Hình thức dạy học không chỉ ở trên lớp, ở phòng thực hành mà còn qua các hoạt động trải nghiệm thực tế ở bên ngoài.

+ Tác động để giáo viên bộ môn vật lý hiểu được giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học có mối quan hệ chặt chẽ. Từ đó lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học hiệu quả và phù hợp.

+ Tổ chức để cán bộ quản lý, giáo viên vật lý và học sinh thấy được trách nhiệm của mình trong quá trình dạy học, những điều đã làm được và chưa làm được. Vai trò chủ thể của giáo viên trong quá trình dạy học để tổ chức, hướng dẫn học sinh. Học sinh cũng nắm rõ vai trị của mình là tích cực và chủ động để lĩnh hội kiến thức áp dụng vào thực tiễn.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Ban giám hiệu:

+ Lập kế hoạch đảm bảo nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ngay từ đầu năm học.

+ Phối hợp với Chi bộ quán triệt đến từng đảng viên việc thực hiện kế hoạch, coi đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

+ Xây dựng các văn bản chỉ đạo về chủ trương, chính sách, chế độ trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm giúp cho giáo viên yên tâm khi thực hiện.

+ Cung cấp các tài liệu tập huấn cho giáo viên. Tổ chức tập huấn cho giáo viên về các yêu cầu trong đổi mới dạy học.

+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn của bộ, sở tổ chức hay các buổi sinh hoạt chuyên môn của cụm.

- Tổ, nhóm chuyên môn qua các buổi họp, buổi sinh hoạt chuyên đề giúp giáo viên được thực hành, trao đổi, học tập kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm.

+ Tổ chức cho giáo viên học tập quán triệt nghị quyết, chuyên môn của ngành trong năm học, nhiệm vụ năm học mới, quy chế, hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học mới, tài liệu tham khảo bộ môn, nội dung điều chỉnh giảm tải.

+ Bồi dưỡng để giáo viên nhận thức đúng sự phát triển của xã hội và xu thế hội nhập học sinh cần có đủ năng lực và phẩm chất để bước vào cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm giúp hình thành ở học sinh các năng lực và phẩm chất để học sinh có thể thích ứng với cuộc sống. Giáo viên vật lý trung học phổ thông cần phải dạy học theo hướng trải nghiệm để giúp cho việc hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất cần có ở học sinh. Dạy học theo hướng trải nghiệm ở bộ môn vật lý giúp cho người học có tính tự chủ trong hoạt động nhận thức, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kích thích trí tị mị,

- Người quản lý ngồi việc làm cho giáo viên nhận thức được quan điểm dạy học theo hướng trải nghiệm là con đường nâng cao chất lượng giảng dạy, là trách nhiệm của mỗi người cịn phải có biện pháp khen, chê kịp thời các giáo viên làm tốt và những giáo viên còn coi thường việc dạy học trải nghiệm.

- Tạo các chuỗi hoạt động cho học sinh để các em được tìm hiểu, trao đổi, bàn luận, báo cáo và nhận xét lẫn nhau từ đó phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết theo cách học trải nghiệm.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Người quản lý phải nắm vững vị trí, vai trị và mục tiêu dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm.

- Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm của Bộ, sở ban hành.

- Giáo viên ham học hỏi, có tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng tiếp thu cái mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đoàn kết – hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 88 - 91)